icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một gửi gắm trong “Nội ơi, đừng ly dị”

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

SÂN KHẤU.- Thường trăn trở về hiện tượng ly dị của những đôi vợ chồng trẻ trong xã hội, đạo diễn Mai Trần luôn mong muốn tìm kiếm những kịch bản xoay quanh đề tài này. Qua những trang báo và màn ảnh nhỏ, anh nhận biết tỉ lệ ly dị ngày một tăng, đời sống đã đặt ra muôn vàn khó khăn mà nếu biết vượt qua, hạnh phúc sẽ không mong manh, dễ vỡ như vô số trường hợp ly hôn mà anh được đọc trên báo.

Đồng cảm với suy nghĩ của tác giả Thanh Kim Huệ qua kịch bản Nội ơi, đừng ly dị, Mai Trần đã bắt tay vào dựng vở hài kịch này trên sân khấu Kịch Sài Gòn. Vốn là đạo diễn “mát tay” khi dựng những vở hài kịch về gia đình, nay anh lại dùng tiếng cười gửi đến người xem những thông điệp giáo dục sâu sắc. Nội ơi, đừng ly dị đã khắc họa đậm nét ranh giới hết sức mong manh giữa hạnh phúc và lối sống ích kỷ của một số người thích “làm xiếc” ngay trên mái ấm gia đình mình.

 Lộc (Quyền Linh) là một người thất nghiệp, anh yêu vợ vì đức tính đảm đang. Cẩm (Kiều Oanh) thay chồng tảo tần buôn bán, nhưng cô không chịu nổi tính ghen tuông của Lộc. Họ đã quyết định ly dị khi Lộc cho rằng Luân (Hoàng Sơn) là kẻ thứ ba phá hoại hạnh phúc gia đình mình. Thực tế, Luân là bạn học cũ của Cẩm, anh muốn giúp cô tìm việc làm cho Lộc. Những bức ảnh chụp lén của chị Ba tư vấn tình yêu (Lê Giang) đã làm cho họ hiểu lầm. Ở một tuyến nhân vật khác, ông Mai (Việt Anh) và bà Cúc (Việt Hương), có hai đứa cháu nội rất ngoan: Gia Bảo, Gia Linh. Ông không thể chịu đựng thói mê tín dị đoan của bà, ngược lại bà không chịu tính ưa cằn nhằn, quở trách của ông. Ngày Lộc và Cẩm hiểu ra mọi vấn đề gây nên sóng gió gia đình cũng là ngày hai ông bà cụ tuổi gần 70... đòi ra tòa ly dị.

NSƯT Việt Anh vững vàng, điêu luyện trong vai ông cụ khó tính. Việt Hương vào vai bà lão đã mang lại sự xao xuyến cho người xem. Hóa ra cả hai nhân vật này đều không muốn rời xa nhau chỉ vì họ không vượt qua cái tôi của mình, sống ích kỷ, chỉ chăm chăm vào “sở thích” của mình mà quên đi sự phiền hà, phức tạp do họ gây ra cho những người chung quanh. Ở tuyến nhân vật phụ, diễn viên “bung miếng”, nên đôi chỗ tính cách nhân vật của các vai phụ như: Bảo Quốc, Lê Giang, Tiểu Bảo Quốc, Hồng Tơ, Hữu Nghĩa, Phương Dung... bỗng nhạt đi. Bù lại, đôi nhân vật 70 tuổi của Việt Anh, Việt Hương lại gieo vào lòng người xem nhiều cảm xúc.

Trong vở có những lớp kịch khá đắt như lớp Tâm (Hồng Tơ) bị bọn côn đồ đánh vì dám gạt chúng để có tiền chích xì ke. Hồng Tơ vào vai một gã giang hồ nghiện ngập thật khá, nhưng nếu anh biết chắt chiu từng chi tiết nhỏ để nêu bật tính cách nhân vật thì vai Tâm sẽ không hời hợt, đơn điệu bởi, Tâm là nhân vật mang tư tưởng chủ đạo mà tác giả muốn gửi gắm đến người xem. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác luôn đòi hỏi người lỡ chân phải thoát khỏi bi kịch đời mình bằng nghị lực phấn đấu. Hoàng Sơn có duyên trong vai Luân. Kiều Oanh đằm thắm hơn khi không “đá lạc đội hình” như các vở trước. Vai Cẩm thu hút người xem nhờ nét diễn tỉnh mà sâu...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo