xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một Sương Nguyệt Minh khác trong Dị hương

Trang Khanh

Cái tên Sương Nguyệt Minh trước nay thường gắn liền với dòng văn học đề tài chiến tranh và nông thôn nhưng cho đến cuộc ra mắt tập truyện ngắn Dị hương hồi đầu tháng 10 vừa rồi, độc giả rất ngạc nhiên khi nhà văn thay đổi hẳn phong cách với những truyện ngắn viết về nỗi cô đơn của con người tha hương nơi phố thị (Đêm thánh vô cùng); sự lệch pha của những cặp mà một người là trí thức, một người thì trưởng giả học làm sang (Chiếc nón mê thủng chóp)...

Đặc biệt, tần suất tính dục xuất hiện khá ồ ạt trong nhiều truyện ngắn như Dị hương, Đồi con gái, Mùa trâu ăn sương... Điều này rõ ràng gây bất ngờ cho những độc giả đã quen thuộc với văn phong của Sương Nguyệt Minh.

Thực ra, ý tưởng trong Đồi con gái không mới nhưng bút pháp thì hoàn toàn khác lạ. Những thân phận đàn bà và khát khao bản năng trên một hòn đảo vắng vẻ được miêu tả một cách ma mị bằng bút pháp huyền ảo và chất giả tưởng từng xuất hiện trong nhiều truyện ngắn khác của Sương Nguyệt Minh. Trên hòn đảo này, có những địa danh kỳ lạ như vụng Đàn Bà, đồi Con Gái, bãi Khỏa Trần và cả một miếu thờ. Những bản năng thường được cho là thứ kín đáo cần phải che đậy thì được đặt lên hẳn bệ thờ và biến thành một đám rước rầm rộ. Điều này gợi nhớ đến những linh vật Linga và Yoni được kính cẩn thờ phụng. Tuy nhiên, ẩn đằng sau tính dân gian, huyền bí của câu chuyện, một bi kịch đã được hé lộ qua những giấc mơ ma quái của người kể chuyện và những người đàn ông khác.

img

Trong truyện ngắn Dị hương, nhân vật chính là Nguyễn Ánh, nhưng không phải là một Nguyễn Ánh với gươm đao, đạn dược. Nguyễn Ánh trong Dị hương cũng huyền hoặc chất trần tục của một thứ bản năng tồn tại trong bất kỳ người bình thường nào. Đã có nhiều tác giả viết về nhân vật lịch sử Nguyễn Ánh nhưng nhà văn Sương Nguyệt Minh nói: “Tôi muốn đưa ra một cái nhìn khác. Đó là cái đẹp chết tức tưởi bởi chiến tranh và nỗi niềm của bậc kỳ tài sinh bất phùng thời, suốt đời đi tìm cái đẹp, suốt đời muốn phụng sự mà không tìm được minh chủ qua bộ ba Nguyễn Ánh - công chúa Ngọc Bình - Trần Huy Sán”.


Cùng là một truyện ngắn Dị hương nhưng có nhiều ý kiến trái chiều. Nhà văn Y Ban cho rằng cách khai thác đề tài bị lặp lại, không phải vùng đất mới, nhưng nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên lại khẳng định: Tác giả đã đổi mới về tư duy nghệ thuật, dám bước vào phong cách mới. nhà văn Văn Chinh còn phát biểu rằng: Riêng viết về Nguyễn Ánh thì Sương Nguyệt Minh với Dị hương đã vượt qua Nguyễn Huy Thiệp về độ tươi tắn, hấp dẫn, sống động và mộng tưởng phong phú...


Chất hiện sinh và tính dục trong các truyện ngắn Sương Nguyệt Minh không phải là một món ăn câu khách hay cuộc chạy đua nhất thời với các tác phẩm câu khách trên thị trường văn học hiện nay. Đó là cách miêu tả tính dục tự nhiên, dữ dội và cuồng nhiệt như cảm xúc con người vốn dĩ thế với những hình ảnh quyện hòa cùng thiên nhiên tuyệt đẹp. Và sau tất cả, cách nhìn vào thân phận con người, cách đẩy tình tiết lên tận cùng bi kịch với lối diễn tả cảm xúc nhân vật vẫn khiến cho các truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh lung linh trên văn đàn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo