xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mùa bắt cá đồng

Từ Kế Tường

Thuở trước, khi chưa có phong trào phá ruộng lập vườn và thời gian gần đây thì phá vườn làm vuông nuôi tôm sú công nghiệp thì đồng ruộng quê tôi mênh mông bát ngát. Lúa trúng mùa, nông dân đập bồ tại ruộng hoặc đưa về chất đầy sân nhà rồi cho trâu đạp. Cảnh trâu đạp lúa vào những đêm trăng mùa vụ no đầy của làng quê êm ả, thanh bình thật nên thơ đã đi vào ký ức không thể nào quên.

Thời ấy, cá trên đồng ruộng quê tôi rất nhiều, đến nỗi trẻ con chúng tôi cỡ 9-10 tuổi cũng có thể bắt cá bằng mọi cách, vừa là trò chơi giải trí vừa… ăn thiệt. Một trong những cách bắt cá trên đồng ruộng đơn giản nhất mà đầy hiệu quả là đắp hầm cho cá nhảy. Bắt cá kiểu này không phải lặn ngụp, mình mẩy lấm lem bùn sình, cũng không dầm mưa dãi nắng vì hầu như các loại cá đồng chỉ nhảy hầm vào ban đêm mà những đêm trăng đi thăm hầm, bắt cá lại rất vui.


Ảnh: THỦY NGUYỄN

Ảnh: THỦY NGUYỄN

Khi đồng ruộng thu hoạch lúa xong còn trơ chân rạ thì nước cũng bắt đầu rút bởi đây là mùa nắng hạn. Trẻ con chúng tôi đi quan sát những thửa ruộng nước còn lấp xấp không quá gối, đó là những thửa ruộng trũng, nơi thu hút các loại cá từ trên cao tụ về. Chọn được những thửa ruộng có nhiều cá, dấu hiệu để nhận biết là vào buổi chiều có tiếng cá quẫy “ăn móng” hoặc chạy gợn nước nhảy tung lên vô cớ thì về nhà vác một cái khạp hoặc lu đựng nước lên chuẩn bị cho việc đắp hầm. Đơn giản là móc đất bùn lên be bờ hầm theo hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật tùy thích. Nếu hầm kiểu hình tròn giống như cái giếng thì đường kính cỡ 2 m, hầm hình vuông thì kiểu 2 m x 2 m, nếu hầm chữ nhật thì diện tích hầm cỡ 6 m2. Tôi thường chọn kiểu hầm chữ nhật, sâu xuống cỡ 3-4 tấc.

Vị trí hầm phải ở giữa vùng nước sâu của mặt ruộng và dứt khoát nằm ngay đường lưu thông của cá. Hầm đắp xong ém hết lỗ mội, tát cạn nước và be lại bờ cho láng bằng một lớp sình non, xong nhận cái khạp hay cái lu vào vị trí giữa hầm để khi cá nhảy vào hầm trôi tuột xuống khạp hoặc lu không thể nhảy trở ra. Chỉ có thế, đợi đêm đến dùng đuốc lá dừa hoặc đèn dầu hoặc sang hơn là cây đèn pin, mang cái thùng thiếc theo thăm hầm, bắt cá nhảy. Cá nhảy hầm thường là cá lóc, cá rô chứ ít khi có cá trê, cá chạch. Cứ khoảng 2 giờ đi thăm hầm bắt cá một lần, khi bắt cá xong phải dùng cái gáo dừa tát nước rỉ trong hầm ra cho cạn, tuyệt đối không để đáy hầm có nước vì cá nhảy vào đáy hầm sẽ phóng ngược trở ra.

Bây giờ đồng ruộng quê tôi bị thu hẹp dần bởi phong trào lập vườn, rồi phá vườn làm vuông nuôi tôm công nghiệp nên đất trồng lúa không nhiều. Hơn nữa, do đất ruộng bón nhiều phân hóa học, xịt thuốc trừ sâu rầy nên diệt luôn cả nguồn tôm cá, nên trẻ con thôn quê không còn thú vui đắp hầm cho cá nhảy khi mùa bắt cá đồng tới như ngày xưa nữa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo