xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ Tâm kiện nhạc chuông “xài” tiếng ca sĩ

Theo NAM THANH (Pháp Luật TPHCM)

Các hãng băng đĩa nói chỉ thuê ca sĩ biểu diễn nên họ có quyền sở hữu, quyền chuyển giao băng đĩa cho các mạng di động sử dụng.

 

img
Ca sĩ Mỹ Tâm: Quyền của người biểu diễn trong các bản ghi âm, ghi hình thuộc về ca sĩ. Ảnh: NAM THANH

Cuối tháng 8-2009, Công ty TNHH Dịch vụ giải trí Mỹ Tâm đã gửi văn bản đến Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) và một số công ty dịch vụ viễn thông, mạng điện thoại di động MobiFone, VinaPhone, Viettel... thông báo việc “thanh toán thù lao quyền liên quan”.

Trong văn bản, ca sĩ Mỹ Tâm cho rằng nhiều đơn vị sử dụng quyền liên quan (tức quyền của người biểu diễn trong các bản ghi âm, ghi hình - gọi tắt là quyền của người biểu diễn) của cô trong dịch vụ nhạc chuông, nhạc chờ và một số dịch vụ khác để kinh doanh thương mại.

Mỹ Tâm cho rằng trong quá trình hợp tác ghi âm với các hãng băng đĩa, Mỹ Tâm chưa bao giờ ký hợp đồng chuyển giao quyền của người biểu diễn cho bất cứ hãng nào. Vì vậy, việc một số hãng băng đĩa tự ý khẳng định các quyền liên quan (gồm cả quyền của người biểu diễn) thuộc quyền sở hữu của các hãng là sai pháp luật.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, bà Trương Thị Thu Dung, Phó Chủ tịch thường trực RIAV, cho biết hiện có bốn thành viên của RIAV gồm Phương Nam phim, Bến Thành Audio, Sài Gòn Vafaco và Rạng Đông nằm trong phạm vi thông báo của ca sĩ Mỹ Tâm. Trong đó, Phương Nam phim và Bến Thành Audio là hai đơn vị có nhiều bản ghi âm, ghi hình với Mỹ Tâm nhất.

Bà Thu Dung cho biết sau khi ca sĩ Mỹ Tâm gửi thông báo, RIAV đã tổ chức họp các thành viên hiệp hội, sau đó có văn bản trả lời Công ty Mỹ Tâm. Trong văn bản trả lời Công ty Mỹ Tâm, RIAV khẳng định tất cả các bản ghi âm, ghi hình đều do bốn hãng sản xuất trên đầu tư toàn bộ.

Bốn hãng này chỉ mời ca sĩ Mỹ Tâm đến biểu diễn để ghi âm, ghi hình và cô đã nhận đủ thù lao. Vì vậy, toàn bộ các bản ghi này đều thuộc quyền sở hữu của các hãng; ca sĩ Mỹ Tâm chỉ còn lại các quyền nhân thân. Và bốn hãng này đã ủy thác cho RIAV hợp tác với các đối tác (gồm cả các công ty viễn thông, mạng điện thoại di động kể trên) khai thác kinh doanh.

Bà Thu Dung cho biết thêm, chính các thành viên của RIAV mà Mỹ Tâm cho là vi phạm cũng không nhận được thông báo. Và việc ca sĩ Mỹ Tâm gửi thông báo trực tiếp đến các công ty viễn thông, mạng điện thoại di động trên gây ảnh hưởng đến uy tín của RIAV với các đối tác này.

Luật sư Lê Quang Vy, đại diện ca sĩ Mỹ Tâm, cho rằng “RIAV muốn đại diện các hãng sản xuất khẳng định toàn bộ các bản ghi âm, ghi hình thuộc quyền sở hữu của các hãng thì phải chứng minh bằng hợp đồng. Bởi thực tế, ca sĩ Mỹ Tâm không ký hợp đồng sử dụng quyền liên quan của người biểu diễn cho bất cứ hãng nào”.

Theo luật sư Vy, Công ty Mỹ Tâm đã gửi thông báo đến nhiều đơn vị mà công ty phát hiện vi phạm quyền liên quan. Tất cả thông báo đều gia hạn đến hết hôm nay (16-10), nếu các đơn vị vẫn im lặng thì công ty sẽ khởi kiện. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chỉ Công ty Viễn thông Viettel gửi văn bản đến các đối tác cung cấp nhạc chuông, nhạc chờ cho Viettel yêu cầu bồi thường.

Trong văn bản của Viettel cũng quy định mức bồi thường của các đối tác cho ca sĩ Mỹ Tâm. Và việc bồi thường phải tiến hành trước ngày 25-9, nếu không Viettel sẽ tạm dừng hợp đồng. “Mức bồi thường và nội dung văn bản của Viettel cũng là căn cứ để Công ty Mỹ Tâm dựa trên đó đòi mức mồi thường với các đơn vị khác” - luật sư Vy khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo