xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Năm 2016, nhiều nghệ sĩ Việt qua đời!

Bài: Minh Khuê (Tổng hợp)

(NLĐO) - Công chúng vừa tiễn đưa ca sĩ Minh Thuận, nay lại bàng hoàng khi nghe tin đại thụ của cải lương Việt Nam NSND Thanh Tòng qua đời. Đầu năm đến nay, không tính riêng các lĩnh vực, có hơn 10 nghệ sĩ ra đi vĩnh viễn.

NSND Thanh Tòng

NSND Thanh Tòng qua đời ngày 22-9 tại nhà riêng, do bệnh tim mạch, hưởng thọ 68 tuổi. Ông là một trong những nghệ sĩ đại thụ của sân khấu cải lương tuồng cổ. Sinh năm 1948 tại Sài Gòn, NSND Thanh Tòng tên thật là Nguyễn Thanh Tòng, theo nghề hát từ năm 3 tuổi. Vốn là con nhà nòi, trưởng thành từ đồng ấu Minh Tơ, ông sớm tinh thông tất cả từ diễn xuất cho đến các hoạt động dàn dựng, quản lý đoàn hát.

NSND Thanh Tòng qua đời. Ảnh: Minh Hoàng (Sân khấu)
NSND Thanh Tòng qua đời. Ảnh: Minh Hoàng (Sân khấu)

Với những đóng góp của mình cho sân khấu, ông được Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND vào năm 2007 và là nghệ sĩ nhiều năm đoạt giải Mai Vàng cả vai trò diễn viên và đạo diễn. Những tác phẩm ông sáng tác và dàn dựng được xem là chuẩn mực của cải lương tuồng cổ: “Câu thơ yên ngựa”, “Tô Hiến Thành xử án”, “Má hồng soi kiếm bạc”, “Ngọn lửa Thăng Long”…

Nhiều đồng nghiệp, nghệ sĩ thế hệ nối tiếp bàng hoàng, thương tiếc khi nghe tin ông qua đời.

Ca sĩ Minh Thuận

Minh Thuận qua đời ngày 18-9 sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư phổi. Anh ra đi ở tuổi 47, để lại sự tiếc thương cho người thân, bạn bè, người hâm mộ. Sự nghiệp của Minh Thuận chia làm nhiều giai đoạn.

Ca sĩ Minh Thuận. Ảnh: K.Khánh
Ca sĩ Minh Thuận. Ảnh: K.Khánh

Anh và Nhật Hào từng là đôi song ca ăn ý và nổi tiếng từ những năm 1990, được khán giả yêu thích với các ca khúc: "Thất tình", "Chiếc thuyền nan", "Cô bé dỗi hờn"... Năm 1996, cả hai tách nhóm, Minh Thuận sô lô và bén duyên sang phim. Anh tham gia nhiều phim với vai phụ, làm giám đốc tuyển chọn diễn viên và các hoạt động khác. Sau đó, Minh Thuận còn hoạt động ở lĩnh vực sân khấu, tham gia chương trình truyền hình thực tế, cùng nhiều hoạt động khác.

Thông tin anh bệnh ung thư phổi lan tỏa chỉ vài tuần, đồng nghiệp và người hâm mộ đều cầu nguyện cho anh nhưng phép màu không đến...!

Nghệ sĩ Hán Văn Tình

NSƯT Hán Văn Tình qua đời ngày 4-9 sau thời gian chiến đấu bệnh ung thư phổi. Ông sinh năm 1957 tại Văn Lang, Tam Nông, Phú Thọ, học Trường đào tạo Sân khấu ở Hà Nội từ năm 1973. Sau khi tốt nghiệp về Đoàn tuồng Trung ương (nay là Nhà hát Tuồng Việt Nam), ông giữ cương vị đoàn trưởng đoàn 2.

Lão Quềnh Hán Văn Tình. Ảnh: Internet
"Lão Quềnh" Hán Văn Tình. Ảnh: Internet

Trên sân khấu tuồng, ông giành được rất nhiều huy chương trong các hội diễn toàn quốc. Ông nổi danh với các vai Lý Đại Hỷ trong vở “Hoàng hôn đen”, ngự y trong vở “Tiếng thét giữa hoàng cung”, Hạng Võ trong trích đoạn “Hạng Võ Bại Ô Giang”, sứ nhà Nguyên trong vở “Trần Hưng Đạo”, Thổ Công trong “Bạch Tinh”… Nhưng nhiều khán giả lại biết đến ông qua những vai diễn trên phim truyền hình: “Đất và người”, “Bão qua làng”, “Người thổi tù và hàng tổng”, “Phía trước là bầu trời”, trước đó là các phim nhựa: “Canh bạc”, “Vụ áp phe Đông Dương”…,

NSƯT Đoàn Bá

NSƯT Đoàn Bá qua đời ngày 22-8 tại California - Mỹ, thọ 78 tuổi, sau thời gian chiến đấu với bệnh. Ông có hơn 55 năm tuổi nghề với tài sản để lại cho đời là hơn 300 vở diễn, trong đó có các tác phẩm sân khấu nổi tiếng, như: “Rạng ngọc Côn Sơn”, “Nàng Xê-Đa”, “Hòn đảo thần Vệ Nữ”, “Thời con gái đã xa”, “Màu xanh mái tóc”…

NSƯT Đoàn bá. Ảnh: Internet
NSƯT Đoàn bá. Ảnh: Internet

Ông ra đi để lại nhiều thương tiếc cho sân khấu nói chung và các đồng nghiệp, thế hệ học trò nói riêng.

Ca sĩ Trần Lập

Ca sĩ - nhạc sĩ Trần Lập qua đời ngày 17-3 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng dương 42 tuổi. Anh ra đi sau 6 tháng chống chọi với bệnh ung thư trực tràng. Trần Lập khởi đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình khi theo học lớp kỹ thuật biểu diễn và thanh nhạc của khoa Sân khấu, trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội từ năm 1993 đến năm 1997. Năm 1994, anh cùng bạn bè thành lập ban nhạc rock Bức Tường và giữ vai trò trưởng nhóm. Anh sáng tác hơn 30 ca khúc: “Đường đến đỉnh vinh quang”,"Tâm hồn đá", "Bông hồng thủy tinh"....

Ca sĩ-nhạc sĩ Trần Lập. Ảnh: Internet
Ca sĩ-nhạc sĩ Trần Lập. Ảnh: Internet

Nhạc sĩ Thanh Tùng

Nhạc sĩ Thanh Tùng, nổi tiếng với các ca khúc: "Hát với chú ve con", "Hoàng hôn màu lá", "Chuyện tình của biển", "Lời tỏ tình của mùa Xuân", "Ngôi sao cô đơn", "Câu chuyện nhỏ của tôi", "Hoa tím ngoài sân", "Em và tôi", "Phố biển", "Mưa ngâu", "Lối cũ ta về"... qua đời ngày 15-3 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Nhạc sĩ Thanh Tùng. Ảnh: Y.Anh
Nhạc sĩ Thanh Tùng. Ảnh: Y.Anh

Ông sinh năm 1948 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Từ năm 1971 đến 1975, ông là chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II. Sau năm 1975, ông về sống tại TP HCM và là người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài Truyền hình TP HCM và khai sinh nhóm hợp ca "Những làn sóng nhỏ". Ông còn chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen. Ông viết ca khúc đầu tay "Cây sầu riêng trổ bông" vào năm 1975 cho một vở cải lương. Từ năm 1987, ông trở thành nhạc sĩ nổi tiếng với rất nhiều ca khúc đi vào lòng người.

Năm 2008, ông bị tai biến, phải ngồi xe lăn và mất khả năng nói. Đồng thời ông cũng bị tiểu đường và bện thận. Hằng tuần, ông đều phải tới Bệnh viện Bạch Mai chạy thận. Ông nhập viện từ đầu tháng 3-2016, sau gần 2 tuần thì qua đời.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời ngày 14-4, sau thời gian dài chống chọi với bệnh suy tim, suy thận, hưởng thọ 76 tuổi. Ông tên thật là Nguyễn Đình Ánh, năm 1939 tại Phan Rang. Nguyễn Ánh 9 chơi dương cầm từ nhỏ, năm 11 tuổi, ông cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu theo đuổi con đường âm nhạc. Nhiều nhạc phẩm của ông rất được khán giả yêu mến: “Tình yêu đến không giã từ”, “Mênh mông tình buồn”, “Cho người tình xa”, “Cô đơn”, “Buồn ơi chào mi”, “Không 1”, “Không 2”, “Ai đưa em về”, “Tình khúc chiều mưa”..

img

Nhạc sĩ Thập Nhất?

Nhạc sĩ Thập Nhất qua đời ngày 20-8 vì bệnh gan, hưởng dương 57 tuổi. Anh tên thật là Nguyễn Thập Nhất, sinh năm 1959 tại Hà Nội. Hiện tại, Thập Nhất là Phó ban ca nhạc Đài Truyền hình TP HCM. Nhạc sĩ Vũ Hoàng cho biết nhạc sĩ Nguyễn Thập Nhất bắt đầu học nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam (sau này đổi thành Nhạc viện Hà Nội ) năm 1971.


Nhạc sĩ Thập Nhất

Nhạc sĩ Thập Nhất

Anh viết khoảng 120 ca khúc dành cho thiếu nhi và 50 ca khúc về tình yêu và quê hương. Anh cũng viết nhiều nhạc hiệu cho các chương trình của HTV, trong đó bao gồm bài "Những bánh xe quay nhanh" của cuộc đua xe đạp Cúp Truyền hình HTV hay bài "Đuốc sáng Việt Nam" của chương trình cùng tên. Đặc biệt, nhiều năm gần đây anh còn tham gia ban giám khảo các cuộc thi như: "Giờ thứ 9", "Tiếng hát sinh viên", "Đồng hành với công nhân lao động"…

Quay phim Quốc Hương

Nhà quay phim Quốc Hương qua đời ngày 13-3 sau tai nạn máy bay tại Úc, hưởng dương 42 tuổi. Anh và một phi công kỳ cựu tại Úc đã lên một máy bay siêu nhẹ XT-912 Arrow để luyện tập và thử máy quay cho chương trình "Cuộc đua kỳ thú" 2016 tại Úc.

Quay phim Quốc Hương. Ảnh: Internet
Quay phim Quốc Hương. Ảnh: Internet

Máy bay đã bất ngờ rơi xuống sân bay Yarrangwonga, Úc khiến cả 2 thiệt mạng. Quay phim Quốc Hương sinh năm 1972, quê ở Mỹ Tho, Tiền Giang, định cư ở Úc hơn 1 năm thì gặp nạn. Anh từng cộng tác với nhiều công ty truyền thông ở Việt Nam, quay các chương trình như Vietnam's Got Talent, Cuộc đua kỳ thú, Gương mặt thân quen...

Phó đạo diễn Ali Hùng Cường

Ali Hùng Cường qua đời ngày 8-3, hưởng dương 30 tuổi. Anh ra đi sau thời gian chống chọi bệnh ung thư vòm họng. Ali Hùng Cường tên thật là Nguyễn Hùng Cường, sinh năm 1986, anh được biết đến với vai trò phó đạo diễn của các phim: "Ngôi nhà hạnh phúc", "Cho một tình yêu", "Hot boy nổi loạn", "Vừa đi vừa khóc"... Đa số là phim của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng. Hùng Cường từng tham gia đóng phim và thỉnh thoảng viết kịch bản.

Nhiều đồng nghiệp, bạn bè tiếc thương Hùng Cường vì anh ra đi tuổi đời còn rất trẻ.

Phó đạo diễn Hùng Cường. Ảnh: Internet
Phó đạo diễn Hùng Cường. Ảnh: Internet

Đạo diễn Châu Huế

Đạo diễn Châu Huế qua đời ngày 3-3, tại nhà riêng ở Gò Vấp, TP HCM, hưởng thọ 72 tuổi. Đạo diễn Châu Huế sinh năm 1944 tại Đà Lạt. Ông theo bố ra Hà Nội tập kết lúc 10 tuổi. Năm 1976, ông vào Nam và thực hiện nhiều phim truyền hình danh tiếng như: "Những nẻo đường phù sa" (Cùng Đạo diễn Ngọc Phong), "Chúa tàu kim quy", "Chuyện tình bên dòng kênh Xáng", "Bình minh châu thổ", "Dòng sông định mệnh", "Ám ảnh xanh"... Một số phim ấn tượng của ông còn có: "Hướng nghiệp", "Ký túc xá", "Cô thư ký xinh đẹp"... Đạo diễn Châu Huế mất khi vừa quay xong phim "Giữa hai bờ thiện ác", phim đang làm hậu kỳ dang dở.

Đạo diễn Châu Huế. Ảnh: Facebook
Đạo diễn Châu Huế. Ảnh: Facebook

Nhạc sĩ Lương Minh

Nhạc sĩ Lương Minh qua đời ngày 28-2, hưởng dương 49 tuổi. Anh thuộc thế hệ nhạc sĩ trẻ được đào tạo tại Khoa Sáng tác, Nhạc viện Hà Nội, là thành viên sáng lập ban nhạc nhẹ Hoa Sữa vào năm 1987.

Nhạc sĩ Lương Minh. Ảnh: Internet
Nhạc sĩ Lương Minh. Ảnh: Internet

Ngoài việc tham gia ban nhạc, phối khí dàn dựng, Lương Minh còn sáng tác nhiều ca khúc như: "Hãy mãi là em nhé", "Trao em trọn tình yêu", "Câu ru chiều", "Mùa thu", "Lời ru năm 2000"... Anh cũng là tác giả nhiều tác phẩm khí nhạc, trong đó có Giao hưởng "Con sóng" được chọn biểu diễn tại festival Âm nhạc châu Á tổ chức ở Philippines năm 1994. Anh là Phó Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam

Đạo diễn - NSƯT Lê Dân

Đạo diễn - NSƯT Lê Dân qua đời ngày 26-2 tại nhà riêng ở TP HCM vì xuất huyết não, hưởng thọ 88 tuổi. Ông tùng làm đạo diễn nhiều phim: "Ông cố vấn", "Loan mắt nhung", "Tình Lan và Điệp"... Ngoài kỷ lục là đạo diễn có nhiều phim tham gia các liên hoan quốc tế nhất, Lê Dân còn là người giúp tạo dựng những tên tuổi màn bạc như: Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Huỳnh Thanh Trà, Túy Hồng, Băng Châu (trước năm 1975), sau này là Diễm My, Việt Trinh...

Đạo diễn - NSƯT Lê Dân. Ảnh: Internet
Đạo diễn - NSƯT Lê Dân. Ảnh: Internet

"Ông bầu" Duy Ngọc

"Ông bầu" Duy Ngọc qua đời ngày 25-1 tại Bệnh viện Bình Dân, hưởng thọ 80 tuổi. Ông sinh ở Qui Nhơn, Bình Định. Từ năm 1955, ông tổ chức nhiều chương trình ca múa nhạc. Sau khi giải HCV Thanh Tâm nổi tiếng, có sức hút mạnh đối với công chúng, ông đã tổ chức chương trình Đại nhạc hội qui tụ các ngôi sao của nhiều lĩnh vực ca nhạc, điện ảnh, song tấu hài hước, cải lương cùng biểu diễn vào sáng chủ nhật hằng tuần tại các rạp: Hào Huê (nay là trụ sở của Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam), Khu vui chơi Đại thế giới…Ông còn đứng ra tổ chức tuyển chọn ca sĩ cho sân khấu của mình, giúp nhiều giọng ca trở thành ca sĩ gắn bó lâu dài với nghệ thuật.

Bầu sô Duy Ngọc (trái). Ảnh: Internet
"Bầu sô" Duy Ngọc (trái). Ảnh: Internet

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo