Nếu những năm trước, các hãng sản xuất đĩa nhạc chạy đua với kế hoạch sản xuất chương trình Tết thì năm nay gần như án binh bất động. Những tháng cuối năm là mùa tiêu thụ của các sản phẩm hàng hóa, trong đó có các sản phẩm âm nhạc, nhưng đối với ngành công nghiệp ghi âm VN, mùa Tết không còn hấp dẫn.
Làm là mất trắng
Cả ngành công nghiệp ghi âm VN chỉ vẻn vẹn vài hãng đĩa phát hành album trong mùa Tết này, như Sài Gòn Vafaco với sản phẩm duy nhất là Quê hương mùa xuân, Hãng Phim Phương Nam với Mãi cho em mùa xuân, Lạc Hồng với Xuân yêu thương,... nhưng không nhằm mục đích thu lợi nhuận mà vì “lỡ phóng lao phải theo lao” như lời bà Ngọc Hạnh, Giám đốc Trung tâm Băng nhạc Lạc Hồng.
Những album nhạc của các ngôi sao có khi đầu tư lên đến tiền tỉ
Còn người đại diện của Hãng Phim Phương Nam khẳng định: “Mong gì thu hồi vốn từ sản phẩm này. Việc phát hành Mãi cho em mùa xuân không hẳn để bán mà chỉ nhằm mục đích tạo không khí vui tươi cho hệ thống bán hàng (các nhà sách, cà phê sách) của Công ty Phương
Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi tiền đầu tư cho các sản phẩm âm nhạc không ít, trung bình một sản phẩm tạp kỹ (ca-múa-hài) tốn từ 200 triệu đến 300 triệu đồng/chương trình; một album ca nhạc có chi phí đầu tư 400-500 triệu đồng/album nhưng khả năng thu về nửa số vốn bỏ ra ở thời điểm này là điều không tưởng.
Thất thu không do sức mua của người tiêu dùng giảm mà chính do mạng lưới sản xuất, phát hành băng đĩa lậu cướp mất. Chỉ sau 2 - 3 ngày phát hành, các sản phẩm của các hãng đã bị thị trường lậu “xẻ thịt”. Không chỉ người bỏ vốn đầu tư mà cả ê kíp dày công thực hiện cũng cảm thấy chán nản.
Bà Trương Thị Thu Dung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Công nghiệp ghi âm VN, nói: “Năm nào, các hãng cũng làm giàu cho băng đĩa lậu nhưng năm nay thì các hãng hết khả năng sản xuất rồi”. Mùa Noel vừa qua cũng hiếm thấy sản phẩm nào của các hãng băng đĩa tung ra thị trường ngoài các album băng đĩa lậu tràn ngập, do các cơ sở sản xuất lậu ăn cắp bản quyền xào nấu lại các ca khúc cũ để làm mới.
Đĩa sản xuất hợp pháp không khai thác kinh doanh được nên không còn hãng nào đặt hàng nhạc sĩ sáng tác. Nhạc sĩ sáng tác ra không có người sử dụng nên cũng chẳng thiết tha sáng tác ca khúc mới. Kho ca khúc nhạc đặc trưng cho các mùa như: mùa hè, mùa Noel, mùa Xuân,... ngày càng cạn kiệt. Hệ quả là hoạt động của ngành công nghiệp ghi âm VN càng lâm vào tình trạng điêu đứng.
Ca sĩ cắn răng chịu lỗ
Hoạt động của ngành công nghiệp ghi âm VN hiện chủ yếu là đứng tên giấy phép sản xuất album cho các ca sĩ. “Tiến thoái lưỡng nan” là tình trạng mà ca sĩ, cả ngôi sao lẫn ca sĩ trẻ phải đối mặt. Bởi đã là ca sĩ thì không thể không có sản phẩm âm nhạc ghi âm của riêng mình dù làm ra album nào cũng mất trắng tiền đầu tư album đó.
Một thị trường hơn 80 triệu dân nhưng ngành công nghiệp ghi âm Việt |
Không chỉ có ca sĩ trẻ mà ngay cả những ca sĩ đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường âm nhạc VN cũng chỉ làm album để nhắc khán giả nhớ đến mình. Tất nhiên, mức độ thua lỗ của các ngôi sao thường nhiều hơn ca sĩ trẻ bởi sản phẩm của họ thường được đầu tư lớn.
Ca sĩ Quang Dũng chia sẻ: “Khi đã quyết định thực hiện một sản phẩm nào đó thì phải chắc chắn sản phẩm đó được đánh giá cao về chất lượng. Bởi khi ca sĩ có vị trí nhất định trong lòng khán giả cũng đồng nghĩa các sản phẩm của họ không được phép cẩu thả, đầu tư cho có hay không có gì nổi bật”. “Các sản phẩm âm nhạc nếu không đáp ứng được các yêu cầu mới mẻ hay có nét riêng cũng đồng nghĩa ca sĩ tự giết mình” - ca sĩ Nguyên Vũ bày tỏ.
Điều đáng nói là khi một album sản xuất hợp pháp, người thực hiện bị buộc phải tuân theo một cách nghiêm ngặt luật bản quyền tác giả và quyền liên quan nhưng họ lại không được cơ quan có trách nhiệm bảo hộ trước nạn ăn cắp bản quyền tràn lan và táo tợn của những kẻ sản xuất và phát hành băng đĩa lậu.
Bình luận (0)