Trong số những nhân vật chủ chốt nhất của bộ phim truyền hình (TFS) Ngọn nến hoàng cung sắp được phát sóng trong tuần tới, sau Bảo Đại, người làm cho đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng mất ngủ trong quá trình tìm kiếm diễn viên, đồng thời cũng là nhân vật đang được người xem chờ đợi nhiều nhất hiện nay, là Nam Phương hoàng hậu do nghệ sĩ Yến Chi thủ diễn. Cách đây hai năm, ngay từ khi vừa đóng máy phần quay, đạo diễn của Ngọn nến hoàng cung đã tỏ ra kh
. Đôi dòng:
Đã đóng các vai:
- Điện ảnh: Thị Mịch (phim Giông tố - đạo diễn (ĐD) Nguyễn Mạnh Lân), Duyên (Mảnh đất tình đời - ĐD Nguyễn Vinh Sơn), Chị buôn chuột (Vào đời), Nam Phương hoàng hậu (Ngọn nến hoàng cung - ĐD Nguyễn Quốc Hưng).
- Sân khấu: Hà (Thời con gái đã xa), Khuyến (Bão không mùa).
- Tốt nghiệp diễn viên Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội (1985 - 1990).
- Giảng dạy tại Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội (1990 - 1994). Giảng dạy tại Trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh TPHCM từ năm 1995.
- Tốt nghiệp (bằng đỏ) thạc sĩ nghệ thuật học chuyên ngành đạo diễn sân khấu năm 2000.
- Hiện là Phó Khoa Diễn viên Trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh TPHCM. |
. Phóng viên: Theo chị, ở Ngọn nến hoàng cung, vai trò của Nam Phương hoàng hậu như thế nào khi mà trong phim cũng xuất hiện khá nhiều người tình của Bảo Đại?
- Nghệ sĩ Yến Chi: Đúng là trong thời lượng 45 tập ấy, sự có mặt của người vợ chính thức của Bảo Đại không được nhiều lắm, nên trong quá trình quay, tôi vẫn thường nói đùa với đạo diễn rằng ở Ngọn nến hoàng cung này, chỗ của Nam Phương hoàng hậu là... ngọn nến! Thế nhưng, vai trò của bà đối với những bước chuyển của lịch sử lại khá quan trọng. Thời điểm mà bộ phim đề cập đến kéo dài trong khoảng 10 năm, lúc triều đình Huế phải chịu sự thúc ép mạnh mẽ từ phía Pháp, đồng thời phải đứng trước những chọn lựa mang tính vận mệnh cho cả đất nước. Nam Phương hoàng hậu lúc ấy đã có con, là bậc mẫu nghi thiên hạ, đồng thời là điểm tựa, là chân đế, làm trụ phần hướng thiện cho Bảo Đại vốn là một ông vua thiếu năng lực trị quốc, thường bị ngả nghiêng. Tuy là hoàng hậu của một triều đình phong kiến song do hấp thụ nền giáo dục phương Tây nên suy luận của bà không bị cảm tính, ngược lại khá lô gích, dựa trên nghị lực của bản thân mình là chính. Là một phụ nữ thông minh, đức hạnh, ý thức rất rõ vị trí của mình là ẩn sau lưng người chồng hoàng đế, song bà đã giúp ông có được thái độ đúng đắn trong những khoảnh khắc quyết định. Về tình cảm, dù ở đỉnh cao quyền lực, bà dường như ít có hạnh phúc riêng. Chỉ duy nhất một lần bà cười có vẻ xúc động là khi bà sống ở Pháp được Bảo Đại sang thăm. Còn thì bà như luôn phải chịu đựng bởi quan hệ căng thẳng với bà Từ Cung - mẹ Bảo Đại - và luôn kìm nén, lắm khi phải khóc thầm để giữ thể diện cho một người chồng có tính trăng hoa.
. Sau vai Thị Mịch đầy ấn tượng trong bộ phim truyện nhựa Giông tố (đạo diễn Nguyễn Mạnh Lân) cách đây hơn 10 năm, phải chăng Nam Phương hoàng hậu là vai diễn “nặng ký” thứ hai trong sự nghiệp diễn viên của chị? Cơ duyên nào khiến chị lọt vào tầm ngắm của đạo diễn Ngọn nến hoàng cung?
- Tôi bận công việc giảng dạy và cũng không phải bươn chải về kinh tế nên chỉ nhận lời đóng những vai thật ưng ý. Tôi vốn không hề quen biết đạo diễn Quốc Hưng. Trước đây, không biết ai đã giới thiệu, anh đến mời tôi đóng vai một phụ nữ chuyên nghề bán chuột trong bộ phim đầu tay Vào đời của anh, và lần này là vai Nam Phương hoàng hậu. Hai vai này, một ở tận đáy xã hội, một ở đỉnh cao quyền lực, kể ra cũng thật thú vị. Tôi nhận được lời mời tham gia Ngọn nến hoàng cung khi đang chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ nghệ thuật học chuyên ngành sân khấu ở Hà Nội. Bay vào để thử vai rồi lại bay ra để làm bài. Cho đến khi phim bấm máy được một tháng thì “Nam Phương hoàng hậu” mới bay vào Đà Lạt. Đạo diễn Quốc Hưng là người làm việc rất khoa học, chặt chẽ ngay từ trong... kịch bản phân cảnh nên bữa quay đầu tiên tôi phải dậy từ bốn giờ sáng để thử hóa trang, thử góc máy cho kịp phối hợp với bạn diễn vào cảnh quay ngày hôm ấy. Trong một năm Ngọn nến hoàng cung ghi hình, cũng là năm tôi phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp nên cứ phải di chuyển xoay vòng như cái đèn cù: Hà Nội, Đà Lạt, Huế, TPHCM. May sao, nhờ sự giúp đỡ của mọi người, tôi đã cùng lúc tốt nghiệp cả hai: vai hoàng hậu Nam Phương và thạc sĩ nghệ thuật học.
. Từ khi học trung học phổ thông, chị là một học sinh chuyên toán, vì sao lại chọn nghề diễn viên. Phải chăng chị đã chịu ảnh hưởng từ người bố - nhà văn, nhà biên kịch Trần Kim Thành?
- Tôi vốn là học sinh chuyên toán cấp 2, 3 Trường Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), từng quyết tâm thi đậu Đại học Bách khoa. Trong khi chờ đợi, tôi nghe lời bố ghi tên thi diễn viên Trường Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, năm ấy lần đầu tiên mở hệ đại học. Qua hết mấy vòng thi chuyên môn, tôi đậu đầu. Đến khi thi phần văn hóa lại trùng ngày với trường Bách khoa, tôi băn khoăn suy tính mãi không biết phải làm sao. Nghĩ rằng đã đi tốt được nửa đường, bỏ trường nghệ thuật thì uổng nên đành quyết định đi tiếp. Điều này khiến mẹ tôi làm mặt giận suốt nhiều tháng. Bà không thích tôi theo nghiệp diễn viên. Tốt nghiệp đại học loại giỏi, tôi được giữ lại làm giảng viên của trường, một điều xưa nay chưa từng có ở đây. Ngày đầu tiên làm trợ giảng, tôi “đụng” phải một lớp đạo diễn chuyên tu mà học trò là các cán bộ, diễn viên đã thành danh đi học, trong đó không ít người là “cô, chú” quen biết với bố tôi, nên sợ đến phát run, cứ lo ngộ nhỡ... bị “học trò” mắng. Tôi buộc phải theo lớp làm trợ giảng để làm đề cương bài giảng, một quy định bắt buộc trong tiến trình trở thành giảng viên chính thức. Cho đến nay, sau hơn 10 năm giảng dạy, cũng như làm diễn viên, tôi ngày càng thấy yêu và có trách nhiệm với nghề. Bố tôi thì hẳn đã vui khi thấy tôi làm được điều ông muốn. Ông vừa xuất bản một tiểu thuyết mới có tên là Âm bản. Mẹ tôi cũng đã có nụ cười tự hào khi tham dự buổi bảo vệ tốt nghiệp thạc sĩ nghệ thuật học của tôi cách đây bốn năm.
. Được biết, chị vừa trải qua những ngày tuyển sinh căng thẳng. Nghe đâu năm nay số lượng thí sinh khoa diễn viên khá đông. Có phải đó là tín hiệu vui cho sân khấu và điện ảnh?
- Đúng là những ngày qua ban tuyển sinh chúng tôi đã phải làm việc khá căng thẳng. Bởi có đến gần một nghìn em dự thi nhưng chỉ tiêu nhà trường chỉ nhận có 50, chưa kể số lượng đăng ký có đến gần 2.000 đơn. Điều đó chứng tỏ nghề diễn viên vẫn còn có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Được tham gia tuyển sinh nhiều năm, tôi cũng thú thật là có một sự mâu thuẫn kỳ lạ ở các em vào thời điểm trước và sau khi đậu vào trường. Lúc dự thi, thí sinh nào cũng làm cho chúng tôi tin rằng đây là những người rất “xương máu”, sẵn sàng cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Thế nhưng, khi đã vào học rồi lại chẳng chịu làm bài, thậm chí còn “trơ lì” trước sự nhắc nhở của giáo viên - một hình ảnh khác hẳn trước đó. Vậy nên cứ mỗi năm nhận học trò mới, chúng tôi lại nói đùa với nhau: “Vậy là chúng ta lại bị lừa!”. Có một tình trạng đáng lo âu hiện nay là các em mới vào trường, chưa học được gì cơ bản, đã dáo dác chạy show, làm vài ba vai nhỏ, làm người mẫu,... Đành rằng giữa việc học và việc nổi tiếng chưa chắc đi đôi với nhau bởi sự thành đạt còn phụ thuộc vào nhiều thứ và chuẩn mực của nghệ thuật lại vô cùng, song tôi nghĩ, đã mang danh đi học, ít nhất phải “sạch nước cản” về nghề. Đó là phải biết xử lý kịch bản, xử lý hình thể, tiếng nói... Có vun trồng cho cây tốt mới mong hái quả ngon, nếu cứ thúc ép, vội vã thì không những mãi mãi sẽ chỉ thu hoạch được những quả non mà còn có ngày cả cây cũng sẽ không còn sức để sống.
Bình luận (0)