Trong buổi lễ cúng 49 ngày của NSND Phùng Há, ông Diệp Nam Thắng (tức bầu Thắng, giám đốc Công ty Cải lương Dạ Lý Hương), Trưởng Ban Quản lý nghĩa trang và chùa Nghệ sĩ, buồn bã cho các nghệ sĩ biết: “UBND quận Gò Vấp đã mời tôi lên để thông báo về việc giải tỏa nghĩa trang chùa Nghệ sĩ. Nhà nước không lấy đất, chỉ yêu cầu bốc mộ tất cả rồi hỏa táng, sau đó đưa những hũ cốt vào tháp cốt được xây trong khuôn viên chùa. Tuy nhiên, không phải ngôi mộ nào cũng được bốc. Trong khi đó chùa lại không có tiền để làm công việc lo chu tất phần hỏa táng cho hơn 700 ngôi mộ nghệ sĩ. Do vậy, chúng tôi thông báo đến người thân của các nghệ sĩ được chôn cất tại đây, ai bốc mộ sớm sẽ được ưu tiên đưa vào tháp cốt này”.
NSƯT Thanh Thanh Tâm thăm viếng mộ đạo diễn Chi Lăng- nguyên giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang
Chấm hết di tích 60 năm
Người yêu thích sân khấu không ai không biết đến nghĩa trang Nghệ sĩ và chùa Nghệ sĩ TPHCM tọa lạc trên đường Thống Nhất, quận Gò Vấp-TPHCM. Ngôi chùa này có tên là Nhựt Quang nhưng người dân và khán giả mộ điệu vẫn quen gọi là chùa Nghệ sĩ. Chùa được xây dựng năm 1949 do NSND Phùng Há cùng với các soạn giả hoạt động cách mạng: Năm Châu, Trần Hữu Trang, Mai Quân... đứng ra thành lập. Đồng thời NSND Phùng Há cùng với những nghệ sĩ tiên phong đã thành lập Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế Nam Việt nhằm liên kết các nghệ sĩ, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.
Thời đó, nhìn thấy có nghệ sĩ tài danh khi chết đi chỉ có mảnh chiếu quấn thân vì không có áo quan để chôn, NSND Phùng Há đau lòng nên bày tỏ ước nguyện tìm một mảnh đất để xây chùa và nghĩa trang, giúp cho “giới nghệ sĩ sinh thời sống chung thì khi chết không thể lẻ loi, túng quẫn như vậy”.
Ý tưởng đó đã được Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế Nam Việt đồng tình ủng hộ. Hai soạn giả Năm Châu và Trần Hữu Trang cùng NSND Phùng Há huy động tiền đóng góp từ các mạnh thường quân, các chủ hãng có tấm lòng hảo tâm đứng ra mua đất, xây chùa và nghĩa trang. Dựa vào mối quan hệ đầy uy tín và tài ngoại giao của một cô đào tài sắc thời đó, NSND Phùng Há đã vận động ông chủ trường đua Phú Thọ tặng cho Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế Nam Việt một ngày thu nhập. Ngày 5-9-1949, hội đã nhận được 139.000 đồng để mua lô đất có diện tích 6.080 m2 ở xã Hạnh Thông Tây – Gò Vấp. Chùa Nghệ sĩ và nghĩa trang Nghệ sĩ được hình thành từ đó, tính đến nay đúng 60 năm, đã có hơn 700 ngôi mộ nghệ sĩ được chôn cất tại chùa, chưa kể đến hơn 100 hũ cốt của nghệ sĩ, công nhân hậu đài, diễn viên quần chúng nghèo được hỏa táng và gửi tại chùa.
Còn đâu chốn đi về ?
Nghĩa trang Nghệ sĩ TPHCM đã trở thành biểu tượng của lòng tôn kính người nghệ sĩ cả đời cống hiến cho nghệ thuật. Trong hơn 700 ngôi mộ ở đây có biết bao con người từng có một thời là những gạch nối làm nên thành tựu to lớn cho nghệ thuật sân khấu cải lương, kịch nói miền
Ở đây còn có những ngôi mộ của các nghệ sĩ tài danh như Minh Phụng, Đức Lợi, Kiều Hoa, Trương Ánh Loan, Hoàng Tuấn, Lương Tuấn, Lê Vũ Cầu, Tô Kiều Lan, Quốc Hòa, Lê Công Tuấn Anh... Đó là những tên tuổi mà thành công của họ là niềm tự hào của giới nghệ sĩ và khán giả mộ điệu. Nghĩa trang Nghệ sĩ gần như quanh năm là ngày tưởng niệm của nhiều nghệ sĩ. Có tháng gần như ngày nào cũng có giỗ nghệ sĩ tại đây. Ngày đó không chỉ có người thân mà còn có rất đông khán giả mộ điệu khắp nơi tìm về, nghe lại bài vọng cổ, xem lại những tấm ảnh lưu niệm để nhớ về người nghệ sĩ họ yêu mến. Giới diễn viên trẻ từ cải lương, hát bội đến kịch nói, điện ảnh, truyền hình sau này đã tìm đến nghĩa trang và chùa Nghệ sĩ TPHCM để tìm hiểu và lắng nghe những câu chuyện thấm nhuần đạo lý của người nghệ sĩ đối với cuộc sống.
Cảm xúc của nghệ sĩ NSƯT Ngọc Giàu: Nghĩa trang có một không hai
Chúng tôi đau lòng lắm !
Cần bảo tồn như một di tích
|
Bình luận (0)