xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người tình không quen biết của Tản Đà

Phó Đức An

Xuân về. Chùa Hương lại mở hội. Mùng 6 Tết Quý Mùi, hội chùa Hương năm nay đã mở cửa và hội lại kéo hết mùa xuân

Hầu như hội chùa Hương năm nào Tản Đà cũng có mặt. Vậy mà hội chùa Hương xuân Canh Thân (1922) vì không có tiền mà Tản Đà đành “bó gối” ngồi nhà. Tản Đà nhớ đủ thứ, mọi kỷ niệm. Thế là thi sĩ than thở:

Muốn ăn rau sắng chùa Hương

Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa

Mình đi ta ở lại nhà

Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm...

Thi sĩ đã cho in nỗi niềm ấy lên báo nhà, tức là tờ An Nam tạp chí, tờ báo tư nhân của Tản Đà và chính Tản Đà làm chủ bút kiêm ký giả, trị sự... từ A đến Z.

Một chuyện quá bất ngờ đã xảy ra. Chỉ sau mấy hôm báo ra, Tản Đà nhận được một bưu phẩm. Mở ra là một gói rau sắng còn tươi nguyên. Tiếc một điều là chẳng biết của ai gửi cho. Bưu phẩm không ghi tên người gửi. Địa chỉ cũng không. Chỉ có tờ giấy ghi mấy vần thơ họa lại:

Kính dâng rau sắng chùa Hương

Tiền đò đỡ tốn, con đường đỡ xa

Không đi thời gửi lại nhà

Thay cho dưa khú cùng là cà thâm

                  Đỗ thị tang nữ bái tặng

Là một nhà thơ tâm hồn đầy lãng mạn. Tản Đà coi đây là quà quý của một “người tình không quen biết”. Rồi thi sĩ có mấy vần “cảm tạ tri âm” và lại in lên “báo nhà”.

Chẳng có gì là bưng bít được dân tò mò. Họ đã moi ra được. Đó là Đỗ Thị Khê có biệt hiệu là Song Khê, người Phủ Lý - Hà Nam, một tâm hồn thơ, rất mê thơ Tản Đà và đầy lòng ngưỡng mộ thi sĩ. Họ tán nhau: Đỗ tang nữ là cô gái hái dâu họ Đỗ. Người ta cho cô gái này phải là người có học. Nhưng cũng có người lại nói rằng biết đâu đấy, có khi lại một “tướng” nào đó đùa với Tản Đà một cú. Chuyện cứ hư hư thực thực.

Chuyện xảy ra từ đầu thế kỷ 20 mà đến mãi cuối thế kỷ mọi chuyện mới được sáng tỏ. Đó là chuyện do Nguyễn Công Minh, con trai của bà Song Khê kể.

Song Khê tên thật là Đỗ Thị Khê, sinh năm 1901, quê quán Cẩm Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Nhưng bà lại sinh ra và lớn lên tại Thất Khê, tỉnh Cao Bằng. Vì thế bà lấy biệt hiệu là Song Khê. Là em gái nữ sĩ Tương Phố (tác giả của Giọt lệ thu) nên Đỗ Thị Khê có ảnh hưởng, tâm hồn sớm đến với nàng thơ. Khi đọc mấy dòng “than thở” của Tản Đà, bà đang làm ở trạm hộ sinh Phủ Lý (Hà Nam). Bà từng tốt nghiệp lớp hộ sinh cao cấp Đông Dương (tương đương trình độ bác sĩ). Bà đã gửi qua dây thép tức là bưu điện mớ rau sắng và mấy vần họa lại cho Tản Đà.

Sau chuyện rau sắng một thời gian, năm 1927 bà chuyển ra Móng Cái. An Nam tạp chí vẫn được bà đọc đều. Qua báo, bà thấy Tản Đà bây giờ cuộc sống cũng chật vật. Bà dành cả một tháng lương gửi biếu Tản Đà kèm theo những lời khích lệ.

Làm việc ở Móng Cái được một năm, năm 1928 bà Song Khê chuyển về làm việc ở Kiến An. Tản Đà có người bạn thơ ở Hải Phòng. Nhân một chuyến Tản Đà xuống Hải Phòng thăm bạn, người bạn đã đưa thi sĩ tới thăm... Song Khê. Có điều oái oăm, ông bạn này lại chơi một trò... bí mật, giấu cả hai, không cho ai biết.

Sau cuộc gặp gỡ ấy, Song Khê mới biết đó là Tản Đà và Tản Đà mới biết mình đã được gặp... “người tình không quen biết”.

Song Khê còn làm việc ở nhiều nơi, rồi vào Sài Gòn, cuối  cùng định cư ở Mỹ. Năm 1993 bà Song Khê qua đời. Thọ 93 tuổi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo