xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ thành thảm họa

Nhóm PV VHNT

Một trong những vấn đề quan trọng được đưa lên bàn nghị sự của Đại hội Hội Âm nhạc TPHCM vừa qua cũng như của Hội Nhạc sĩ Việt Nam sắp diễn ra là đời sống âm nhạc của Việt Nam đang xuống cấp nghiêm trọng. Làm thế nào để chấn hưng nhạc Việt xem ra vẫn là bài toán nan giải

Tiếp cận thiếu chọn lọc, tư duy lệch lạc, chạy theo chủ nghĩa hậu hiện đại..., càng đẩy nhạc Việt đi vào tụt hậu, lai căng

 

Tại Đại hội lần VI Hội Âm nhạc TPHCM, tân Chủ tịch Hội Âm nhạc TPHCM, nhạc sĩ Trần Long Ẩn, kết luận: “Showbiz Việt những năm qua phát triển thiếu hài hòa, mất cân đối trong các loại hình và lĩnh vực âm nhạc dẫn đến tình trạng nền nhạc Việt có biểu hiện lượng nhiều chất ít, có lúc dường như bị chững lại, có nguy cơ mất đi tính chuyên nghiệp”. Đó là cách nói tại hội nghị, còn nhiều người trong giới nhận định rằng ca nhạc Việt đang rơi vào thảm họa.

 
Ca từ thô thiển, quái dị
 
Thị trường âm nhạc bói không ra ca khúc hay, nhạc teen nhảm nhí tung hoành đời sống âm nhạc, ca khúc cũ làm mới tràn ngập các sân khấu ca nhạc, băng đĩa và những sáng tạo quái dị mà những người sáng tác ra nó muốn mình khác người... là thực trạng hiện nay. Đơn cử hai điển hình của cái gọi là “sự sáng tạo” trong âm nhạc Việt hiện đại mà bất cứ khán thính giả yêu nhạc Việt nào cũng sẽ cảm thấy ngán ngẩm.
 
Đây là nội dung ca từ của ca khúc Muỗi, đang “hot” trên mạng: “Muỗi... Có lúc còn kinh hơn cả ruồi vì con muỗi chuyên đi tìm con người hút máu tươi suốt ngày. Bay qua bay lại, vo ve vo ve, khiến ta phải bực mình, mất cả nụ cười. Đám ma hay đám cưới chỗ nào cũng có muỗi to muỗi nhỏ, muỗi đực  muỗi cái, muỗi đi đầu tiên phong đốt cho một cái là nước mắt dòng dòng”...
 
 
img
Không chỉ lai căng về giai điệu mà ngay cả hình thức trình bày bìa đĩa cũng sao chép ý tưởng từ các sản phẩm nước ngoài
 
 
“Giờ mất em thì cũng hơi bị bất ngờ. Em quen thằng khác anh cũng không cần. Em muốn đi với thằng khác anh cũng không cần. Còn vấn đề về tiền bạc thì anh cũng không cần. Vậy thì còn cái gì để cho em phải nói chia tay, giờ đã chia hai”... (ca khúc Lặng lẽ với tiếng hát của Drojk và S.O) hay “Anh không dám nói câu anh yêu em vì anh đã bị cái xấu hổ khống chế. Nếu biết em sẽ như ngày hôm nay thì anh đã không  thế. Lời thề là nguyện trao trái tim này cho em coi như vật cống tế...” (Bài hát 19 triệu 800 ngàn). Điều đáng kinh ngạc là tất cả những ca khúc này đều nằm trong top đầu những ca khúc “hot” của tháng.
 
Cưỡng bức và... “tự sướng”
 
Chương trình Bài hát Việt, nơi được xem là sân chơi có đẳng cấp, giới thiệu những sáng tạo của nhạc Việt,  đã làm thất vọng khán giả với màn biểu diễn của bộ ba đình đám Đại-Lâm-Linh trong chương trình tháng 6, vừa diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình (TPHCM). Công chúng đã không ngần ngại nhận xét rằng Đại-Lâm-Linh đang cưỡng bức âm nhạc.
 

“Với những gì đang diễn ra, chẳng sớm thì muộn, nhạc Việt cũng trở thành thảm họa, bởi nó không còn gì là của mình” - nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung

Ca khúc Dệt tầm gai quá đỗi quen thuộc với khán giả yêu nhạc qua tiếng hát của Trần Thu Hà trước đây trở nên quái lạ khi nghe và nhìn Đại-Lâm-Linh biểu diễn. Một khán giả đã miêu tả: “Trong khi nhạc ma từ ban nhạc không ngừng réo rắt, Linh Dung the thé như hồn oan vất vưởng của một cô gái nào đó đang giằng xé vì không thể siêu thoát với hai bàn tay run rẩy và cái đầu trọc bóng loáng; đằng xa Thanh Lâm tháo giày bỏ qua một bên, tóc tai bù xù rũ rượi và giãy đành đạch trên nền sân khấu đầy khói như con cá trê bị chích điện ngoài đồng. Tiếng the thé, ru rú như thứ nước đen rinh rích chảy vào tay khán giả, mọi người lắc đầu ngao ngán... Kết thúc bài hát, bên trái sân khấu, Thanh Lâm, sau một hồi bứt tóc nhảy tưng người và quay mòng mòng giựt giựt như bệnh kinh phong, nằm vật ra sân khấu; bên phải, Linh Dung đứng và rên hổn hển. Một lần nữa, cặp đôi ma nữ này rủ rỉ những chữ gì đó trong cuống họng, đến cao trào còn la hét như bà bóng lên đồng. Khán giả không đủ trình độ để hiểu (hay không thể hiểu được) một thứ âm nhạc mà chỉ có người sáng tạo ra nó hiểu và tự sướng”.
 
Tiếp nhận lệch lạc
 
Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện (Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TPHCM) chia sẻ: “Âm nhạc Việt Nam ảnh hưởng của những xu hướng âm nhạc phương Tây là điều dễ hiểu. Thế nhưng, do sự tiếp cận thiếu chọn lọc và tư duy tiếp nhận những giao thoa đó lệch lạc, chạy theo chủ nghĩa hậu hiện đại với những biến dạng tinh vi, như âm nhạc phải đa thanh, đa sắc, chất liệu âm nhạc phải “tầm thường, thô nhám” để bộc lộ cái tôi của nhạc sĩ cũng như cách diễn xuất đầy cá tính phóng đãng của ca sĩ... Hệ quả là những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành một dòng chảy mặc định trong tiềm thức khán thính giả, nhất là giới trẻ. Và như vậy, nền nhạc Việt từ chỗ đi sai lệch có nguy cơ trở thành thảm họa”.
 
Cũng có ý kiến cho rằng sự bùng nổ của các kênh ca nhạc truyền hình, các trang âm nhạc trên mạng cũng góp phần làm lệch định hướng âm nhạc trong giới trẻ. Cứ những gì được cho là mới lạ, hiện đại thì lập tức được tung hô.
 
Văn kiện Đại hội VI Hội Âm nhạc TPHCM cũng đã chỉ ra: “Việc đề cao quá mức những ca khúc trẻ đại chúng mà chúng ta gọi là nhạc trẻ được các đài truyền hình, đài phát thanh bố trí phát giờ vàng (có đông khán thính giả) hoặc truyền hình trực tiếp, thời lượng dài và dồn dập, liên tục đã tạo ra ấn tượng nhạc trẻ là gương mặt đại diện duy nhất cho đời sống âm nhạc nước ta. Trong khi đó, vấn nạn nhạc trẻ hiện tại đang khiến cho những người trong giới đau đầu và lo lắng”.

 

Kỳ tới: Kênh truyền hình là giải pháp?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo