xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguyễn Á kể chuyện đờn ca tài tử

HÒA BÌNH

“Với quyển sách ảnh này, tôi sẽ là một “hạt cát nhỏ” trong cuộc hành trình lưu giữ những nét tinh hoa của văn hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam” - Nguyễn Á chia sẻ

Tiếp sau “Họ đã sống như thế”, “Tâm - Tài, họ là ai?”, “Nick Vujicic và những ngày ở Việt Nam” rồi “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển đảo Việt Nam”, Nguyễn Á tiếp tục tạo dấu ấn bằng công trình sách ảnh: “Đờn ca tài tử - Lời tự tình của dân tộc, quê hương”. Quyển sách dày tới 288 trang in màu, song ngữ Việt - Anh vừa ra mắt công chúng.

Đờn ca tài tử, loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, ra đời cách đây hơn 100 năm, với sức lan tỏa tinh thần rất lớn, đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với phong cách biểu diễn đầy tính ngẫu hứng và hệ thống bài bản có quy mô rõ ràng cùng với việc sáng tạo những lời ca có thể phô diễn được mọi cung bậc tình cảm con người, đờn ca tài tử đã và đang có được sức sống mạnh mẽ trong đời sống văn hóa của cộng đồng, góp phần tạo nên sự phong phú trong kho tàng văn hóa Nam Bộ.

 


GS-TS Trần Văn Khê hướng dẫn sử dụng nhạc cụ dân tộc cho nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á. (Ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Á cung cấp)

GS-TS Trần Văn Khê hướng dẫn sử dụng nhạc cụ dân tộc cho nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á. (Ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Á cung cấp)

 

“Nhiều người hỏi tôi đờn ca tài tử Nam Bộ có gì hay mà nhiều người mê chơi đến nỗi bất chấp nghèo khó?” - Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Tư Bền kể, rồi tự sự: “Năm nay, tôi thọ được 95 tuổi, biết chơi đờn ca tài tử từ năm 11 tuổi, tính ra cũng được trên 80 năm tuổi nghề. Nay tai tôi vẫn nghe rõ, ngón tuy hơi run nhưng vẫn còn đờn được. Chỉ những ai hiểu, cảm sâu sắc giá trị nghệ thuật của đờn ca tài tử mới thấy sức hấp dẫn hơn cả mãnh lực tình yêu của nó”.

Theo giới chuyên môn, người chơi đờn ca tài tử phải có năng khiếu về âm nhạc, phải thuộc làu 20 bản Tổ theo cách ký xướng âm ngũ cung lòng bản, phải chọn cái không gian thích hợp thiên thời địa lợi nhân hòa rồi tâm tấu, ngẫu hứng sáng tạo, phải có tư cách đạo đức của một ông thầy đờn, là chơi đờn ca vì nghệ thuật và bất vụ lợi.

Có lẽ đã từ lâu âm thầm tìm đến và lặng nghe tiếng tri âm của đờn ca tài tử Nam Bộ mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á bị mê hoặc bởi bộ môn này. Từ yêu thương, mê đắm thưởng thức do “nhiễm từ nhỏ” (như anh tự sự) đến quyết tâm làm một bộ sách ảnh để đời, Nguyễn Á đã mất rất nhiều năm với bao công sức, tâm huyết, trí tuệ.

 

Bìa quyển sách ảnh “Đờn ca tài tử - Lời tự tình của dân tộc, quê hương”. (Ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Á cung cấp)
Bìa quyển sách ảnh “Đờn ca tài tử - Lời tự tình của dân tộc, quê hương”. (Ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Á cung cấp)

 

Không chỉ theo sát mọi diễn biến thời sự của đờn ca tài tử, ghi lại những khoảnh khắc được thế giới và trong nước vinh danh, Nguyễn Á có mặt trên từng cây số, bất cứ nơi đâu có hoạt động đờn ca tài tử. Rất nhiều bạn bè đã trố mắt ngạc nhiên khi gặp anh nhiếp ảnh khệ nệ vác máy xuống tận Trà Vinh - nơi diễn ra lễ vinh danh NSND Bảy Bá, soạn giả Viễn Châu tại quê nhà; rồi những đêm diễn, liên hoan ở Long An, Bạc Liêu, Cà Mau... và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác đều thấy anh xuất hiện. Nguyễn Á luôn sẵn sàng trên mọi ngả gắn bó với những nghệ sĩ lão làng như nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo; GS-TS Trần Văn Khê; soạn giả - NSND Viễn Châu, nhạc sư Ba Tu… và hầu như tất cả “đệ tử chân truyền”, những gương mặt tạo dấu ấn trong hành trình lịch sử của đờn ca tài tử, miệt mài trên hành trình trả ơn tổ nghiệp hay ngay cả những nông dân mê âm nhạc dân tộc, những CLB nhỏ ở những miền sông nước xa xôi nhưng đã giữ lửa âm nhạc, sống trọn tình tri kỷ với di sản… để “săn” từng khoảnh khắc đẹp mà các nghệ nhân, nghệ sĩ đã hiện diện, đã khóc, đã cười, đã sống, đã sẻ chia, đã chung nhau tiếng đờn khúc hát để lại cho đời những cung bậc đẹp.

Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - đánh giá về tác giả công trình: “Nguyễn Á luôn muốn tìm tòi đến tận cùng của vấn đề thông qua các bức ảnh với đủ cung bậc, tình cảm của nhân vật và không gian bối cảnh để làm bật lên những giá trị văn hóa”.

“Tôi quan niệm đờn ca tài tử là mảnh đất tốt, rất cần những hạt giống tốt để nó phát triển…” - NSƯT Ba Tu nói. Chính vì đồng cảm với quan điểm này nên không mấy người lạ lẫm khi thấy các em thiếu nhi của cuộc thi “Giọng ca nhí Hò xự xang xê cống” vây lấy “chú Nguyễn Á” - người đã gắn bó với ngôi nhà chung của các em từ nhiều ngày để có được những bức ảnh đẹp về thế hệ yêu mến và tiếp nối của đờn ca tài tử.

“288 trang in màu, song ngữ, “Đờn ca tài tử - Lời tự tình của dân tộc, quê hương” (NXB Thông tấn, ra mắt tháng 9-2015) xứng đáng là món quà vô giá, thể hiện sự tri ân đối với các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ đờn ca tài tử Nam Bộ” - nhà nghiên cứu Võ Trường Kỳ nhận định.

 

Quyển sách ảnh là cả tâm huyết với môn nghệ thuật di sản, được nhiếp ảnh gia Nguyễn Á ghi lại những khoảnh khắc “độc”, đẹp, sáng bừng rạng rỡ những giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo