Từ sau ngày đất nước thống nhất, TPHCM có một nhà hát hiện đại dành cho bộ môn nghệ thuật cải lương vẫn là nỗi khao khát của các thế hệ nghệ sĩ và công chúng. Đời sống sân khấu cải lương tại TPHCM nhiều năm qua thoi thóp trong một rạp hát được xây dựng cách nay gần nửa thế kỷ, đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng: rạp Hưng Đạo (136 Trần Hưng Đạo, quận 1 - TPHCM), được xem là thủ phủ của bộ môn nghệ thuật dân tộc này.
Tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của rạp Hưng Đạo đang là nỗi bận tâm của giới nghệ sĩ cải lương và khán giả. Trong ảnh: Nhân viên rạp Hưng Đạo hứng nước mưa thấm xuống từ trần nhà trước giờ diễn
“Thánh đường nghệ thuật” sắp sập
Qua ba lần sửa chữa trong các năm 1997, 1998 và 2001 với nguồn kinh phí hơn 2 tỉ đồng, rạp Hưng Đạo đã từng tổ chức thành công hai đợt Liên hoan Sân khấu Mùa thu TPHCM (1998, 2001) và một mùa Hội diễn Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc vào năm 2000. Dù đã được sửa chữa nhưng hiện trạng thực tế của rạp Hưng Đạo xuống cấp vẫn là nỗi lo của các thế hệ nghệ sĩ khi nghĩ về “thánh đường nghệ thuật” ở nơi không hề tương xứng với một TP văn minh, hiện đại nhất nước này. Thực tế, hệ thống ghế ngồi của rạp Hưng Đạo đã hư hỏng nặng, nhiều suất diễn, khán giả đang xem bị sụp ghế, nhân viên rạp phải thay bằng ghế nhựa cho khán giả ngồi. Đó là chưa kể tình trạng chuột, gián, muỗi tấn công khán giả bất cứ lúc nào. Nguyên nhân là dưới sàn sân khấu hệ thống thoát nước bị hư hỏng nặng nhiều năm nay, nước ứ đọng biến thành hồ sâu hơn một mét, nơi đây là ổ sinh sôi của các loại chuột bọ, côn trùng. Vòm mái che của rạp Hưng Đạo xuống cấp nghiêm trọng khiến nước mưa ào xuống khán phòng mỗi khi trời mưa. Để bảo đảm cho hoạt động được diễn ra liên tục, ban chủ nhiệm rạp phải lắp mái che tạm bằng những tấm ni lông hứng nước mưa và trước mỗi suất diễn, nhân viên rạp phải lấy nước xuống, để nước mưa không đổ ập lên đầu khán giả.
Không bảo đảm an toàn
Với diện tích 1.632 m², rạp Hưng Đạo được khánh thành và đưa vào hoạt động từ năm 1960. 46 năm qua, rạp Hưng Đạo đã chứng kiến biết bao thăng trầm của đời sống sân khấu cải lương. Hiện nay, địa chỉ này vẫn là nơi lui tới của số đông khán giả còn yêu mến bộ môn nghệ thuật dân tộc này. |
Vì không có kho nên dụng cụ đặt ngổn ngang trong hậu trường rạp, khiến lối thoát hiểm của nghệ sĩ, công nhân hậu đài không bảo đảm an toàn nếu xảy ra sự cố hỏa hoạn. Với một nhà hát như thế thì thử hỏi có khán giả nào còn an tâm đến đây để thưởng thức nghệ thuật cải lương?!
NSND Doãn Hoàng Giang: Nhìn rạp Hưng Đạo mà thấy chạnh lòng
Sân khấu cải lương vẫn làm thủ công
|
Tài trợ giải Mai Vàng 2009
Bình luận (0)