xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhạc kịch Broadway thoái trào?

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Sân khấu nhạc kịch Broadway (Mỹ) rơi vào tình trạng vắng khách khiến không ít nhà hát tại đây phải đóng cửa vì không đủ chi phí để mở màn

Được xem là trung tâm sân khấu nghệ thuật của thế giới, sân khấu kịch Broadway là một hệ thống gồm 39 nhà hát có trên 500 chỗ ngồi nằm trong khu vực Theatre District, khu Manhattan, New York.
 
Theo Hiệp hội Biểu diễn Broadway (The Broadway League), doanh số một năm của hệ thống nhà hát này đạt trên 900 triệu USD. Thế nhưng năm nay do khủng hoảng kinh tế, một phần do lo sợ sau vụ cài bom trong ô tô bất thành trên quảng trường Thời đại hồi đầu năm nên lượng khách du lịch mùa hè năm nay đến New York kém hơn mọi năm.
img
 
img
Cảnh trong vở nhạc kịch Fela!  và tác giả bài viết tại cụm nhà hát Broadway-New York (ảnh dưới)

Có thể lượng khách du lịch giảm đã ảnh hưởng đến doanh thu của ngành nghệ thuật vốn hái ra tiền từ hàng chục năm nay của xứ sở này nhưng sâu xa hơn còn có những nguyên nhân khác.
 
Móc túi khán giả bằng công nghệ du lịch
 
Khác với London (Anh), nạn ép khách du lịch mua vé xem nhạc kịch qua hệ thống khách sạn tại New York khiến không ít khán giả du lịch phiền lòng. Vì nằm trong hệ thống du lịch chung của thành phố nên mỗi khách sạn ở New York đều có nhân viên bán vé xem nhạc kịch túc trực chào mời khách.
 
Ngoài hoa hồng khách sạn được hưởng trên mỗi tấm vé xem kịch, nhân viên bán vé còn “ăn” thêm tiền đặt chỗ khiến giá vé đội lên quá cao. Tôi đặt vé xem vở The Phantom of the Opera với giá 121 USD/vé, ngồi tận hàng N bên phía cánh gà, thế nhưng khi thanh toán phải trả đến 165 USD.
 
Cùng bị gạt như tôi còn có cặp vợ chồng người Hàn Quốc nhưng hai vị khách này trả lại vé và không xem khi thấy sự bất hợp lý giữa giá vé và số tiền phải trả.
 
Đến nhà hát Majestic, rất nhiều khán giả phàn nàn về sự chênh lệch giá vé này. Vào đến khán phòng, những hàng ghế trống vẫn còn, số khách trả lại vé nhiều khiến vở diễn mở màn trễ.
 
Ở các nhà hát Ambassador (1.125 ghế), American Airlines (740 ghế), Brooks Atkinson (1.044 ghế), Ethel Barrymore (1096 ghế), Hilton (1.813 ghế), George Gershwin (1.933 ghế)... đều lâm vào tình cảnh chung khi lượng khách giảm và khán giả phàn nàn vì giá vé bị đội lên quá cao từ những dịch vụ du lịch.
 
Sân khấu kịch Broadway không có vé chợ đen nhưng cách “làm ăn” của các cò mồi chiêu dụ khán giả du lịch đến xem kịch đã khiến nhiều du khách ngại đến nhà hát.
 
Các nhân viên bán vé mỗi tháng có tiêu chuẩn vé mời, gửi cho đại lý tại các khách sạn, loại vé này bị đẩy lên với nhiều khung giá tùy theo mặt khách vì trên vé không in số tiền. Tôi và ca sĩ Nguyễn Tâm vào xem nhạc kịch Chicago giá vé chính thức 78 USD nhưng phải trả 121 USD/vé.
 
Tôi được anh Khiêm – tài xế taxi người Việt ở New York - chỉ dẫn là mua vé giá gốc tại nhà hát  nhưng cũng bị “chặt chém”, dù ngồi ở phía cuối khán phòng. Nhiều nhân viên bán vé giữ vé lại giờ chót, bung ra với giá cao ngất khiến nhiều du khách thấy choáng.
 
Qua rồi thời hoàng kim
 
Mỗi tác phẩm được dàn dựng tại sân khấu Broadway phải trải qua 5 giai đoạn đo “lửa” khán giả. Thời gian để thực hiện cả 5 giai đoạn này có thể kéo dài từ 1 năm đến 10 năm.
 
Tuy nhiên, vở diễn còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan nhưng trên hết vẫn là sự sáng tạo. Chính điều đó mà những nhà hát Broadway ở đây liên tục nghĩ ra cách thức để làm mới, song không tránh khỏi sự thoái trào khi nhạc kịch đã đi qua thời hoàng kim. Những vở như: The Phantom of the Opera, Mamma Mia!, Rent, The Lion King... kéo dài tuổi thọ vì có sự đo “lửa” khán giả để điều chỉnh từng cảnh diễn.
 
Còn lại một số vở, theo giới lý luận phê bình sân khấu của New York, là lấy sự hoành tráng của hình thức lấp nội dung, đã chết yểu chỉ sau một vài tuần công diễn.
 
Diễn viên Leon Quang, nghệ sĩ gốc Việt duy nhất đang biểu diễn tại Broadway, cho biết: “Không phải vở nhạc kịch Broadway nào cũng được liệt vào loại hoành tráng như Miss Saigon (với máy bay trực thăng đáp trên sân khấu), The Phantom of the Opera (với dàn đèn chùm chandelier vĩ đại bay rớt xuống sân khấu) hoặc The Lion King hay những sô của Cirque Du Soleil  - những vở opera với kinh phí khổng lồ.
 
Những sô diễn hoành tráng đó cũng thường trở thành tâm điểm chỉ trích của các nhà phê bình sân khấu chuyên nghiệp, những người ưa chuộng các vở diễn mà cốt truyện, cách dàn dựng và diễn xuất của diễn viên là điểm quan trọng”.
 
Kết hợp nhiều loại hình
 
Sân khấu kịch Broadway phải vượt qua cơn khủng hoảng về kịch bản  bằng sự kết hợp nhiều loại hình vào một tác phẩm. Không ít người lẫn lộn giữa nhạc kịch Broadway và opera, đây là hai loại hình khác nhau, có lượng khán giả khác nhau.
 
Hiện nay, nhiều nhà hát ở New York đã tự cứu bằng cách cho ra đời những vở diễn có pha trộn nhiều loại hình nghệ thuật. Xem hai chương trình Monma và Windosy, thấy sự kết hợp giữa xiếc, ảo thuật, trượt băng nghệ thuật, opera, kịch câm, tung hứng và nhạc pop, chợt giật mình nhớ lại hai chương trình cải lương Kim Vân Kiều, Chiếc áo thiên nga của VN cũng đi theo hướng kết hợp này.
 
Riêng với sân khấu kịch Broadway, sự thể nghiệm này chỉ mới thực hiện vài năm, nhưng có chương trình đã tắt đèn vĩnh viễn vì không được khán giả chấp nhận. Có chương trình như West Side Story đã trụ được sau nhiều năm nhờ chỉnh sửa.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo