xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhạc Việt…không thuần Việt

Lương Nguyễn

(NLĐO)- Sự sính ngoại và chuộng tiếng Anh cũng như các yếu tố nước ngoài khác dường như không chỉ tồn tại trong đời sống mà đã lan sang cả lĩnh vực âm nhạc. Thế giới V-pop hiện nay đang bị “ngoại hóa” với những ca sĩ, nhóm nhạc có tên nửa Tây nửa ta và những bài hát mà ca từ có xen lẫn tiếng Anh với lời Việt. Nhạc Việt đang dần mất đi tính thuần Việt của mình.

Nghệ danh nửa Tây nửa ta

Akira Phan, Takej Minh Huy, Jolly Nguyễn, Jenny Hải Yến, Reno Bình, Noo Phước Thịnh... những cái tên mới xuất hiện trong làng nhạc Việt gần đây dễ khiến người ta liên tưởng đến 1 làn sóng ca sĩ Việt kiều khắp nơi từ Nhật Bản, Hàn Quốc đến Anh, Mỹ trở về tham gia làng showbiz Việt. Nhưng đây chính là những ca sĩ Việt Nam 100%.

Qua rồi cái thời chọn nghệ danh na ná tên diễn viên, ca sĩ Đài Loan, Hồng Kông. Mốt của ca sĩ trẻ hiện nay là chọn tên nửa ta nửa Tây, khiến khán giả không tài nào biết được những ca sĩ này là người nước nào. Họ quan niệm nghệ danh càng shock, càng lạ thì khán giả mới quan tâm và chú ý đến mình.


img
Akira Phan, một trong những ca sĩ teen hiện nay có nghệ danh Tây lẫn Việt

Akira Phan – ca sĩ mà khi mới ra mắt đã không ít người nhầm tưởng anh là người Việt gốc Nhật – cho biết sở dĩ anh chọn một cái tên Nhật như vậy là để tránh lặp lại trào lưu đặt tên ăn theo ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc và Đài Loan-vốn được rất nhiều các ca sĩ khác lựa chọn.

Cũng chọn phong cách Nhật Bản như Akira là Minh Huy, cựu thành viên nhóm The Bells. Sau khi chuyển sang solo, ca sĩ này đã cho phát hành album Tắc kè cùng với việc giới thiệu nghệ danh mới là Takej Minh Huy, hay còn gọi là Huy Kej.

Noo Phước Thịnh từ người mẫu teen “một bước làm ca sĩ”, còn Jenny Hải Yến thật ra là cựu học sinh trường Marie Curie ở TP.HCM chứ không phải Việt kiều Anh, Mỹ gì cả.

Thậm chí có một số ca sĩ, nhóm nhạc chọn hẳn 1 cái tên Tây 100%, như Mr. Dee (rapper Tiến Đạt), Mr. Siro hay nhóm nhạc nam vừa ra mắt The Men.

Chất Việt của làng nhạc Việt ở đâu khi trong một chương trình ca nhạc hay một bảng xếp hạng nào đó, người ta chỉ toàn thấy những cái tên nửa Tây nửa ta như vậy?

Cover nhạc ngoại và lời nhạc lai căng

Hàng loạt các bài hit của K-pop và J-pop đã được Việt hóa dưới cái mác "cover" (hát lại) thời gian qua, khiến cover nhạc ngoại đang dần trở thành 1 trào lưu trong V-pop.

Ca sĩ có nhiều bài hát cover được yêu thích nhất hiện nay trên mạng chính là Noo Phước Thịnh. Ca sĩ này đang sở hữu 1 loạt các ca khúc nhạc Hàn lời Việt như “Giấc mơ”, “Chỉ còn là kỉ niệm” (cover “Find” của boyband Hàn Quốc SS501), và mới nhất là “Mất em” – cover bài “Because I’m Stupid” trong bộ phim “Boys Over Flowers” gây đình đám trong thời gian qua.

Khoan nói đến việc ca sĩ này có thực sự mua được tác quyền để cover các ca khúc nói trên hay không, điều đáng nói ở đây chính là trong quá trình Việt hóa các ca khúc này, người chuyển ngữ dường như không đủ khả năng để chuyển toàn bộ sang lời Việt, hoặc cố tình chen vào các câu tiếng Anh "cho sang", nên lời của các ca khúc này là sự kết hợp lẫn lộn lúc Anh lúc Việt, khiến người nghe rất phản cảm.

Thử nghe đoạn điệp khúc của Mất em: "Nếu khi xưa anh không là bạn thân để nói yêu em/ Thì hôm nay I won’t crying for you/ Thì hôm nay I won’t missing for you/Baby I love you I waiting for you".

Hay trong một ca khúc khác – “Gần bên anh” - cũng của Noo Phước Thịnh, vừa mở đầu bài hát đã là 1 câu tiếng Anh: "Stand by me, bao ngày qua bên anh, là ánh nắng mang nụ cười trong mắt em", và điệp khúc vẫn tiếp tục là "lời Anh chen lời Việt": "Together make it love, Forever make it your smile/ Nụ cười ấy trong lòng anh mãi không phai".

Ca khúc cover là thế, với các ca khúc được sáng bởi nhạc sĩ Việt, tình trạng trên vẫn tiếp diễn. Và mặc dù là nhạc Việt, các ca  khúc này lại mang tên 100% tiếng Anh, như bài “I’m sorry” của Khánh Phương có lời lẽ rất đơn giản, nhưng điểm nhấn chính là câu “I am sorry, I am sorry” được chàng ca sĩ này hát đi hát lại với giai điệu rất tha thiết.

Tương tự, 2 chàng trai của nhóm The Men cũng rất nồng nàn “Cần thêm bao thời gian để quên được em/Để tim anh từng đêm thôi không nhớ thêm/I need somebody, I need love…” trong ca khúc “I need”.

Hay như Đông Nhi, nữ ca sĩ có nhiều bài hát nhẹ nhàng được tuổi teen yêu thích, cũng khiến không ít khán giả phản cảm với ca khúc “Bối rối” được xen quá nhiều câu tiếng Anh trong lời hát.

Nghệ danh gây shock có thể chỉ mang đến cho ca sĩ sự chú ý của công chúng, nhưng giọng hát và phong cách biểu diễn riêng mới chính là cái quyết định chỗ đứng của ca sĩ trong lòng công chúng. Những ca khúc lời Anh Việt lẫn lộn cũng vậy, khó có thể tồn tại lâu vì những ca từ sáo rỗng và thiếu tính nghệ thuật. Vẫn còn nhiều ca sĩ trung thành với ca khúc lời thuần Việt, và sân chơi Bài hát Việt vẫn đang là nơi cho ra đời những ca khúc “nhạc Việt lời Việt” đúng nghĩa. Hy vọng trào lưu “ngoại hóa nhạc Việt” này sẽ mau chóng kết thúc, để V-pop trở lại với tính thuần Việt vốn có.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo