xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhạt nhòa hình ảnh người cha trên phim

Minh Nga

Tình cảm gia đình luôn là nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, nhạc sĩ, nhà làm phim. Thế nhưng, cũng giống như thơ văn, âm nhạc, đa phần các bộ phim đề tài tình cảm gia đình đều nói về tình mẫu tử. Hình ảnh người cha trên phim Việt không những hiếm mà còn khá nhạt nhòa.

Đó cũng là lý do đạo diễn Xuân Phước từng thực hiện nhiều bộ phim nói về người cha, như: Tía ơi, Cha và con (phim ngắn 90 phút) và mới đây nhất là Ngũ long công chúa. Người cha (Minh Nhí đóng) trong phim rất đặc biệt, phải chịu cảnh “gà trống nuôi con”, bảo bọc các con để tránh những cám dỗ của cuộc đời. Chính điều này đã làm cho 5 cô con gái cảm thấy mình như tù nhân và tìm cách thoát khỏi tầm kiểm soát của cha.

Những xung đột mâu thuẫn liên tiếp xảy ra đã làm nổi bật hình ảnh một người cha hy sinh cả cuộc đời cho các con. Được xây dựng xen kẽ với những tình huống hài hước, đạo diễn Xuân Phước kỳ vọng Ngũ long công chúa sẽ tạo nên một hình ảnh người cha thú vị trên màn ảnh. “Tôi không gặp bất cứ áp lực và khó khăn nào vì kịch bản vốn đã hay và diễn xuất của Minh Nhí rất tốt” - đạo diễn Xuân Phước nói. Trong khi đó, nghệ sĩ Minh Nhí lại cho biết những ký ức về người cha đã khuất chính là mạch cảm xúc để anh thể hiện vai diễn gần gũi, tự nhiên.

Ngũ long công chúa được kỳ vọng khắc họa hình ảnh người cha ấn tượng trên màn ảnh. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)
Ngũ long công chúa được kỳ vọng khắc họa hình ảnh người cha ấn tượng trên màn ảnh. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

Đạo diễn Xuân Phước nhìn nhận: “Phim Việt đã quá quen thuộc với hình ảnh người mẹ tảo tần, hy sinh vì chồng, vì con. Người cha rất ít khi trở thành nhân vật chính của câu chuyện, có chăng cũng không khắc họa đậm nét, ít để lại ấn tượng mạnh”. Thật vậy, phim về người cha chỉ đếm trên đầu ngón tay, như: Ở lại thế gian, Hai người cha, Tía ơi… Trong đó, ông Hoài trong Ở lại thế gian của nghệ sĩ Minh Hoàng là vai diễn hiếm hoi khiến khán giả rung cảm, còn những vai diễn người cha khác không có gì nổi bật.

Tại sao người mẹ được nhiều nhà làm phim ca ngợi hơn người cha? Theo một số nhà biên kịch, trong mỗi chúng ta, ai cũng có một người cha đáng kính nhưng đôi khi để vẽ nên hình ảnh người cha lại rất khó khăn trong ngôn ngữ. Viết về người cha đã khó, viết cho hay lại càng khó hơn. Nhà biên kịch Đào Thị Quyên nhận định: “Người mẹ bao giờ cũng mang đến sự đồng cảm dễ dàng cho người xem nên nhiều biên kịch chọn đề tài này để khai thác”.

Điện ảnh thế giới từng có nhiều bộ phim hay, xúc động về người cha với nhiều đề tài, cách khai thác phong phú. Hình ảnh người cha được xây dựng một cách hoàn hảo, chân thực và hết sức gần gũi. Rõ ràng vị thế, vai trò người cha trong gia đình, sự thiếu vắng hình ảnh người cha, tình cảm, mối liên hệ giữa người cha và các con… đều có thể được xử lý, tái hiện một cách sâu sắc, xúc động trong phim nếu nhà sản xuất không “bỏ quên” khoảng trống này. Sau đó là cần một kịch bản hay và đạo diễn giỏi.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo