xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3...”

Hữu Thân

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA.-Lễ hội do Ủy ban MTTQ TPHCM và Sở VHTT TPHCM tổ chức tại Thảo Cầm Viên, Q.1 lúc 7 giờ ngày 22-4 (10-3 Nhâm Ngọ). Hòa cùng niềm vui chung của cả nước, hoạt động lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương tại TPHCM khá phong phú. Ngoài phần lễ là những hoạt động nghệ thuật và trò chơi dân gian đa dạng.

Lễ hội tại Thảo Cầm Viên

“Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”. Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương năm nay ở TPHCM do Ủy ban MTTQ TP và Sở VHTT TPHCM tổ chức, sẽ diễn ra từ lúc 7 giờ ngày 22-4-2002 (10-3 Nhâm Ngọ), tại Đền thờ các vua Hùng nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên. Phần lễ sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút với các nghi thức trang trọng tôn nghiêm: lễ rước kiệu lá, bánh quả, lễ dâng hương và lễ tế của các ban quý tế các đình,  đền trong TPHCM sẽ nối tiếp trong tiếng nhạc đàn đá, trống đồng, trống sấm, chiêng và dàn nhạc bát âm... Phần hội là các trò chơi dân gian như: thi đấu cờ người, biểu diễn võ thuật dân tộc, múa lân - sư - rồng cùng nhiều trò chơi khác do sinh viên học sinh các trường ở TPHCM tham gia.

Khánh thành Đền thờ vua Hùng ở Suối Tiên

 Năm nay,  Công viên Du lịch Văn hóa (CVDLVH) Suối Tiên tổ chức khánh thành công trình Đền Hùng. Để không trùng với lễ hội của TPHCM, CVDLVH Suối Tiên sẽ tổ chức lễ hội Giỗ tổ vua Hùng vào sáng  21-4 (9-3 Nhâm Ngọ). Sau lễ khánh thành Đền thờ vua Hùng là lễ rước lễ vật từ Đền Hùng tỉnh Phú Thọ gồm: đất, nước, chân nhang đài kỳ; cây chò, cây cọ từ núi Hy Cương (Phú Thọ). Lễ giỗ do các ban quý tế tại TPHCM thực hiện. Đoàn Ca múa nhạc Biển Xanh (Bình Thuận) sẽ thực hiện chương trình sân khấu hóa tái hiện lịch sử các triều đại Hùng Vương...

 Ông Huỳnh Đồng Tuấn - Phó Giám đốc CVDLVH Suối Tiên, cho biết: “Trống đồng là biểu tượng văn minh  dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Xây dựng Đền Hùng trên biểu tượng của trống đồng,  chúng tôi mong muốn mọi người Việt Nam khi đến với Đền Hùng được ôn lại lịch sử dân tộc, tự hào với nền văn minh của dân tộc có tự ngàn xưa”.

Lễ hội Giỗ tổ tại Đầm Sen

Ông Nguyễn Chánh Lộc - Giám đốc Công viên Văn hóa Đầm Sen, cho biết sẽ tổ chức quy mô hơn, phần lễ được tổ chức long trọng. Bắt đầu là đám rước dâng lễ vật của hàng chục cô gái tượng trưng cho các dân tộc đang sinh sống ở phía Nam, các nghi thức tế lễ: khai trống, dâng hương, tế văn, tế võ sẽ diễn ra trang nghiêm và long trọng. Kết thúc phần lễ là chương trình ca múa nhạc dân tộc: cải lương và hát dân ca do các nghệ sĩ cải lương và ca nhạc nổi tiếng của TPHCM trình diễn.

Lễ hội bắt đầu từ 17 giờ, kết thúc lúc 20 giờ ngày 22-4. Trước đó, trong buổi sáng và chiều cùng ngày, nhiều hoạt động diễn ra  tại Đầm Sen như: Giải thi đấu võ cổ truyền của các võ sĩ TPHCM, giải đua thuyền rồng hướng về đất tổ của 16 đội đua mặc trang phục lính lệ xưa. Theo ông Nguyễn Chánh Lộc, việc tổ chức giỗ tổ hàng năm tại Công viên Văn hóa Đầm Sen ngày càng quy mô hơn, sẽ tạo được dấu ấn trong nhận thức của du khách đối với ngày lễ giỗ tổ trọng đại này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo