xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những dư âm buồn!

Bài và ảnh: LINH AN

Festival Huế 2008 đã kết thúc bằng đêm bế mạc ấn tượng tại Quảng trường Ngọ Môn. Sau 9 ngày đêm diễn ra Festival Huế (từ ngày 3 đến 11-6) đã có 77 chương trình nghệ thuật của 23 quốc gia và vùng lãnh thổ (múa, âm nhạc, sân khấu...) được trình diễn cùng với 8 lễ hội thực sự đã làm cho Festival Huế 2008 trở thành bữa “đại tiệc” văn hóa nghệ thuật độc đáo

Tuy nhiên, ngoài những mặt đáng ghi nhận thì bữa “đại tiệc” đã để lại cho du khách lẫn người dân Huế nhiều trăn trở ưu tư.

Ứng xử thiếu văn hóa

Sự việc hai vận động viên của hai đội đua thuyền trải trên sông Hương đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán, vì tranh phần thắng vào sáng 11-6, khiến rất nhiều người bàng hoàng khi nghe tin. Đua thuyền trải trên sông Hương là hoạt động văn hóa cuối cùng của Festival Huế 2008, trước khi bế mạc. Anh Hoàng Ngọc Khánh, một du khách người Hà Nội, ngao ngán: “Không thể chấp nhận vận động viên của một chương trình festival lại có hành động thiếu văn hóa như vậy. Huế là một thành phố festival đầu tiên của Việt Nam. Hành động đánh nhau của những vận động viên người Huế chỉ vì tranh nhau phần thắng là không thể chấp nhận khi họ được xem là những chủ nhân của festival”.

Tại chương trình Sắc màu Thanh Tiên ở làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, họa sĩ Thân Văn Huy và cộng sự đã thể hiện sen giấy qua các tác phẩm Ao sen, Hoa mặt trời, Sẵn sàng và Đất lành, làm cho du khách ngẩn ngơ. Nhưng buồn hơn, chính những du khách sau khi được thưởng thức vẻ đẹp của sen, được tặng thư pháp, được ký họa chân dung lại lấy luôn các hoa sen mang về.

Tác giả của Truyện Kiều trên đá cuội (3.254 câu thơ Kiều được viết trên 1.627 viên đá cuội trắng) Nguyễn Văn Tân, sinh viên Trường Đại học Nghệ thuật Huế, sáng 6-6, mặt méo xẹo: “Hai ngày trưng bày tác phẩm nghệ thuật Truyện Kiều trên đá cuội, tôi mất gần 200 viên đá trong tổng số 1.627 viên. Trên mỗi viên đá được viết những câu thơ Kiều. Du khách lấy trắng trợn lắm. Khi nhìn thấy, tôi hỏi vì sao lại gỡ các viên đá cuội đi, họ bảo lấy một viên thôi mà!”. Tân nói: “Tôi phải ngồi suốt ngày khắc phục những chỗ trống trên trang Kiều”.

Không phải là lần đầu các tác phẩm nghệ thuật tại Festival Huế bị du khách, trong đó có không ít người Huế, xem xong rồi ẵm luôn. Các festival trước đó, họa sĩ Đinh Khắc Thịnh với tác phẩm Chuông gió và Mùa lục lạc ở đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu cũng bị phá tan trước khi kết thúc festival. Lần này gặp lại, họa sĩ Đinh Khắc Thịnh than: “Cách cư xử đó của nhiều người đúng là thật buồn cho Huế”.

Quá tải lễ hội

Festival Huế 2008 dày đặc lễ hội lớn lần đầu tái hiện như tế Xã Tắc, tiến sĩ võ, Huyền thoại sông Hương, lễ đăng quang của Hoàng đế Quang Trung (chưa kể các lễ hội Nam Giao, đêm Hoàng cung... tiếp tục được làm mới hơn). Bản chất của festival là lễ hội. Mục đích của festival ngoài việc bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập, là thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.

Thực tế trong bốn lễ hội mới hứa hẹn hấp dẫn thì chỉ có hai lễ hội làm du khách thỏa mãn là Huyền thoại sông Hương và tái hiện lễ đăng quang Hoàng đế Quang Trung. Cái du khách cần và tìm thấy được tại hai lễ hội này là không khí mới lạ, hấp dẫn, lại rất gần gũi công chúng. Song với một kỳ festival dày đặc lễ hội mà có rất ít lễ hội thực sự ấn tượng là điều đáng tiếc.

Với các lễ hội mới mà ban tổ chức tái hiện lần này như hội thi tiến sĩ võ, tế Nam Giao, tế Xã Tắc, tuy không bán vé nhưng có rất ít du khách theo dõi. Những lễ tế này là rất cần thiết, song vì nó quá nghiêm trang, chỉn chu nên ít du khách muốn đến xem. Ngay như cánh phóng viên tác nghiệp tại lễ tế Nam Giao, tế Xã Tắc, nếu đến mà không mặc áo dài, khăn đóng thì không được vào chụp hình. Phóng viên còn bị “chăm sóc” như vậy thì du khách làm sao thoải mái được khi tiếp cận để theo dõi lễ hội.

Còn rất nhiều vấn đề khác cần “mổ xẻ” để ban tổ chức suy ngẫm. Đây là lần thứ 5, Huế tổ chức festival và Huế đã chính thức trở thành thành phố festival của Việt Nam, tất nhiên cung cách tổ chức lễ hội lần này đã chuyên nghiệp hơn các lần trước nhưng còn đó nhiều bất cập: Chương trình Huyền thoại sông Hương, một nội dung được nhiều người chờ đợi kéo dài gần 4 giờ, làm nhiều du khách ngồi trên thuyền ngán ngẩm. Ở nhiều điểm diễn, diễn viên uể oải, khuôn mặt mệt mỏi vì chương trình biểu diễn liên tục...

Điều mà bất cứ người dân Huế nào cũng mong mỏi đó là làm sao số người hưởng được thành quả trực tiếp từ festival ngày càng tăng. Họ muốn có được địa vị của người chủ, góp phần làm cho Festival Huế thành công hơn nữa. Song cho đến festival lần thứ 5, nhiều người dân Huế vẫn chưa cảm thấy lễ hội ấy thực sự là của mình, ngoại trừ những người làm dịch vụ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo