xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nợ đời - đừng dùng nhan sắc đánh đổi vật chất

Cát Vũ

Sau hơn hai năm thực hiện, chiều 4-6, bộ phim truyền hình 26 tập Nợ đời (TFS) đã được phát sóng (lúc 17 giờ trên HTV9 vào các ngày thứ năm, sáu và chủ nhật)

Bộ phim được xây dựng theo đúng trình tự cốt truyện tác phẩm văn học Nợ đời của nhà văn Hồ Biểu Chánh, từ khi cô Hai Phục - nhân vật chính - 16 tuổi cho đến tuổi tứ tuần, tóc bắt đầu ngả muối tiêu. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cô được gia đình thầy giáo Hiền đem về nuôi làm phước. Năm Hai Phục lên 16, bỗng nhiên có gia đình người chú muốn đem cô cháu về thành phố cho ăn học. Mừng vì từ nay thoát khỏi cuộc đời chăn trâu cắt lúa dầm dãi nắng mưa, Hai Phục hớn hở bước ra khỏi làng quê nghèo khó. Nhưng trái với những gì cô nghĩ, lên thành phố, cô trở thành người ở đợ cho nhà chú thím. Quá bức xúc vì mất niềm tin, Hai Phục về ở với Ba Có - một phụ nữ vốn ôm mối hận tình, tiếng là giúp Hai Phục đạt được sự sang giàu nhưng tình thật để nhằm trả thù đàn ông. Song dẫu rằng chỉ muốn dùng sắc đẹp để mồi chài, trái tim Hai Phục vẫn dành tình yêu cho Cử Hùng, một thanh niên con nhà giàu, yêu chân thành nhưng vì còn quá trẻ nên đã chạy trốn khi biết người yêu mang thai. Dầu vậy, sau khi tốt nghiệp luật sư ở Pháp về, Cử Hùng đã tìm gặp và cưới Hai Phục làm vợ. Cuộc đời như vậy tưởng đã êm nhưng mấy ai cưỡng lại được số mệnh, lần nữa, Hai Phục lại phải đau đớn nhìn Cử Hùng ra đi với người phụ nữ khác. Không chốn nương thân, cô Hai Phục thuở xưa, giờ thành thiếu phụ, trở về với mối tình đầu chung thủy của mình - thầy giáo Hiền.

Câu chuyện được miêu tả vào thời kỳ những năm 20-30 thế kỷ trước, với phong cảnh cổ xưa và những nhân vật có lối sinh hoạt chậm rãi, khoan thai, khác với nhịp sống cấp tập ngày nay. Việt Trinh diễn khá tốt vai Hai Phục, một nhân vật có tuổi đời kéo dài hơn 20 năm. Đầu tiên, cô đã đề nghị đạo diễn cho một diễn viên khác đóng Hai Phục lúc nhỏ vì không tự tin lắm ở mình, song nhờ sự động viên của đoàn làm phim và nhờ tài khéo léo của hóa trang, Việt Trinh diễn một mạch từ trẻ đến trung niên  một cách thuyết phục.

Bên cạnh Hai Phục của Việt Trinh, Cử Hùng của Nguyễn Hoàng cũng được xem là vai hay nhất của anh trong suốt 10 năm theo nghiệp diễn. Cử Hùng không phải là người xấu, nhưng chỉ vì không dám sống thật với mình, không tỏ rõ được bản lĩnh của người đàn ông chân chính mà cuộc đời về sau phải đối diện với nỗi đau - bị chính con trai mình đâm đơn kiện về tội tranh giành tài sản. Nhân vật thứ ba gây ấn tượng là cô Ba Có do Mỹ Uyên thủ diễn. Đây là một phụ nữ thông minh nhưng vì mối hận thù riêng tư đã chăm chăm đi làm điều ác, hại cả đời mình lẫn đời Hai Phục. Ba Có cuối cùng đã tìm đến cửa Phật để ăn năn sám hối.

Tác giả Thanh Hoàng, người đã từng thành công khi chuyển thể tác phẩm Con nhà nghèo của Hồ Biểu Chánh sang điện ảnh, lần nữa làm cho Nợ đời được sống lại trên màn ảnh. Thành công của Thanh Hoàng là đã chọn ra được những nhân vật điển hình nhất trong Nợ đời để thể hiện chủ đề tư tưởng của tác giả. Anh tâm sự rằng, mục đích mà Nợ đời nhắm đến là gởi cho “những người đẹp” một lời khuyên: Đừng dùng nhan sắc trời cho để đánh đổi những vật chất tầm thường. Ngoài tư cách tác giả kịch bản, Thanh Hoàng còn đóng khá hay vai Phán Thần, một người say mê Hai Phục.

Trong tình hình khó khăn về bối cảnh, nhất là đối với những bộ phim mang nội dung xưa như Nợ đời, những nỗ lực để có được một bộ phim khá chỉnh chu như vừa ra mắt người xem là một cố gắng lớn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo