xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo thất truyền nghề thư ký trường quay

Minh Khuê

Nghề cực nhọc, không danh tiếng nên nếu không đủ đam mê thì chẳng mấy ai theo đuổi. Vì thế, nỗi lo thiếu người làm thư ký trường quay chuyên nghiệp của khâu sản xuất phim ngày càng tăng

Đạo diễn, quay phim, diễn viên, thiết kế mỹ thuật… - những thành phần quan trọng trong đoàn làm phim - được gọi là nghệ sĩ sáng tạo, riêng thư ký trường quay chỉ được xem như nhân viên hành chính. “Tiếng” cũng không còn “miếng” cũng ít, nhiều thư ký trường quay đang lo nghề này thất truyền.

Đủ sống là may

Phải bám đoàn hàng tháng, chẳng còn thời gian nào cho gia đình, bạn bè nhưng thu nhập của thư ký trường quay cũng không hấp dẫn đến mức quên đi những nhọc nhằn của công việc.

“Công việc buộc mình theo đoàn xuyên suốt lịch quay. Khi quay đêm cũng phải cố thức vì chẳng ai thay công việc cho mình. Các bộ phận khác vốn đông người nên thay phiên nhau nghỉ ngơi dễ dàng hơn. Đó là chưa kể đến khâu hậu kỳ, phải ngồi phòng lồng tiếng suốt để giúp nhân viên lồng lời thoại của diễn viên, đúng với những thay đổi trong quá trình quay. Công việc quá nhiều cho một thư ký trường quay nhưng thu nhập chỉ vừa đủ chi tiêu cho bản thân, chẳng thể có dư” - một người mới vào nghề 2-3 năm tâm sự.

Nhiều thư ký trường quay trẻ mong muốn chuyển nghề, tìm sự ổn định hơn để lo cho gia đình sau này. Thư ký trường quay Bích Liên cho biết thu nhập từ nghề đủ sống nhưng chị cũng muốn tìm cơ hội làm việc khác. Trước đây, khi bén duyên với nghề, chị thích vì mới lạ nhưng sau 5 năm làm việc từ phim truyền hình đến phim điện ảnh, từ ê-kíp Việt đến ê-kíp nước ngoài, chị dần thấy chán. “Tôi muốn một sự thay đổi, năng động hơn nên sẽ suy nghĩ lựa chọn mới, bền vững cho tương lai” - Bích Liên bày tỏ.

Thư ký Ngọc Vân (ngồi) tại trường quay. (Ảnh do đoàn phim cung cấp)
Thư ký Ngọc Vân (ngồi) tại trường quay. (Ảnh do đoàn phim cung cấp)

Với thư ký trường quay nhiều năm kinh nghiệm như Minh Trân, nếu một năm trung bình làm được 2 phim thì thu nhập cũng đủ sống. “Tuy nhiên, mức thù lao cho công việc này không tăng, bao năm nay vẫn thế. Thù lao của tôi khoảng 1,7 triệu đồng/tập phim truyền hình” - Minh Trân cho biết. Theo chị, một số bạn trẻ mới vào nghề thường đưa giá thấp hơn khiến mức giá chung không ổn định.

Với những thư ký trường quay phụ, Minh Trân cho biết mức giá của họ tùy vào thư ký chính thỏa thuận với nhà sản xuất. Chị có thể giúp thư ký phụ của mình ký hợp đồng với giá dao động 600.000-700.000 đồng/tập nhưng đôi lúc cũng phải ít hơn. Mỗi phim kết thúc, các thư ký thường phải nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian để tái tạo sức lao động.

Đó là lý do vì sao nhiều thư ký trường quay thích làm tự do hơn là gắn bó với một hãng phim. Gia nhập hãng phim, họ có lương, thu nhập ổn định hơn nhưng phải chịu sự ràng buộc nhiều thứ như: không được lựa chọn phim, chẳng thể nhận việc riêng hay thương lượng giá thù lao.

Trường hợp đặc biệt như bà Ngọc Vân - một thư ký trường quay hàng “cây đa cây đề” trong nghề - mức thù lao hiện tại là 3 triệu đồng/tập phim truyền hình. Để đạt được mức giá này, ngoài trình độ, uy tín có được trong giới, bà còn có cả quá trình học tập, bổ sung kiến thức không ngừng. Bà Vân từng bỏ thời gian học khóa vẽ kiến trúc để vẽ cho chuẩn bên cạnh kỹ năng vẽ người, vẽ cảnh học được ở trường Gia Long trước đây. Khi công nghệ phát triển, bà cập nhật liên tục. Những phần mềm lưu trữ có lợi cho nghề là bà tải về học cách ứng dụng. Đồng thời, bà vẫn thực hiện những bài bản thư ký trước đây như việc viết nhật ký trường quay mỗi ngày dù chúng không có trong hợp đồng.

Khó tìm truyền nhân

“Nghề thư ký trường quay không giới hạn độ tuổi, cứ có sức khỏe là làm. Nghề này không được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp. Ai đam mê phim, chịu được áp lực đều có thể đến với nghề, kinh nghiệm sẽ tích lũy từ từ qua va chạm thực tế” - Minh Trân khẳng định.

Mặc dù tuổi đã cao (70 tuổi), bà Ngọc Vân vẫn linh hoạt và sẵn sàng làm việc khi sức khỏe cho phép. Gặp kịch bản hợp ý hoặc những đạo diễn quý mến là bà nhận lời. Không bị áp lực kinh tế, được làm công việc gắn bó với mình hơn mấy chục năm nay là niềm vui của bà. Không khí trường quay trở thành một phần không thể thiếu trong đời bà.

Bà Vân kể bà đến với nghề này như cái duyên kỳ lạ. Từng tốt nghiệp ngành kinh tế thương mại của Đại học Vạn Hạnh trước năm 1975, trong lúc chờ xin việc, bà được nghệ sĩ Năm Châu khuyên học lồng tiếng. Thấy bà có kiến thức lại nhanh nhẹn nên chủ hãng phim Mỹ Vân gửi cho đạo diễn Lê Mộng Hoàng đào tạo. Bà được dạy kiến thức đạo diễn. Dựa trên số sách tiếng Pháp nói về công việc thư ký trường quay do đạo diễn Lê Mộng Hoàng cung cấp, bà tự học nghề này. Cộng thêm những kinh nghiệm từ thực tế, bà đã tự tạo nên giáo trình giảng dạy nghề này cho thế hệ trẻ.

Từng có thời gian ngắn làm kế toán ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nhưng duyên nghề thư ký trường quay không dứt, bà Vân quay lại và hoạt động xuyên suốt đến nay. “Dù tham gia mấy trăm phim nhưng tôi tâm đắc nhất là “Đất phương Nam”. Nó dễ thương, là phim cho thiếu nhi rất hay và ý nghĩa” - bà Vân tâm sự. Trên trường quay, bà thường được mọi người kính trọng gọi “má Vân”. Tên tuổi của bà được các nhà sản xuất, đạo diễn trong nước và Việt kiều truyền tai nhau với sự kính trọng, ngưỡng mộ.

Bà Vân cho biết từng dạy rất nhiều bạn trẻ ở các lớp thư ký trường quay do các hãng phim tổ chức nhưng ít người trụ được với nghề. Với những người trụ được, bà cũng chưa thật sự hài lòng vì họ chỉ làm theo kiểu cũ, không cập nhật cái mới trong khi các phương tiện hỗ trợ ngày càng hiện đại.

“Nhiều bạn trẻ khi nghe tôi nói hết những công việc của một thư ký trường quay thường than rằng quá bận rộn, cực nhọc. Trong khi đó, hiện nay có rất nhiều phương tiện hỗ trợ, không như thế hệ chúng tôi phải làm thủ công. Đến nay, tôi thấy nản trong việc truyền nghề. Tôi vẫn chưa tìm được ai là truyền nhân và lo sẽ thất truyền những gì bài bản, có tính hệ thống mà mình đã đúc kết được” - bà Ngọc Vân trăn trở.

Nối nghiệp mẹ

Minh Trân cho biết ban đầu chị cũng không định theo nghề của mẹ - bà Noan, một thư ký trường quay lâu năm - nên chọn học ngành hướng dẫn viên du lịch. “Mẹ tôi thấy nghề hướng dẫn du lịch cực vì lo cho nhiều người nên khuyên tôi làm thử nghề thư ký trường quay. Không ngờ, tôi càng làm càng thích và bám trụ luôn đến nay” - chị nhớ lại.

Theo Minh Trân, chị và mẹ đã truyền dạy kinh nghiệm cho nhiều người, không giấu nghề. Một số thư ký trường quay từng là học trò của mẹ chị nhưng số này không nhiều. Bởi lẽ, nghề thư ký trường quay đòi hỏi có sức khỏe tốt, chịu được áp lực. Nhiều hãng phim tư nhân từng mở lớp đào tạo thư ký trường quay nhưng đến nay không tiến triển gì, ít người trụ được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo