Năm nay, soạn giả Viễn Châu đã 78 tuổi, ông gắn bó với sân khấu cải lương tròn 60 năm. Nghệ danh Viễn Châu hay còn gọi là nhạc sĩ đờn tranh Bảy Bá đã đi vào lòng người mộ điệu với hơn 2.000 bản vọng cổ.
Tâm sự về quá trình đến với nghề, ông kể: “Nơi chôn nhau cắt rún của tôi là ở xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh trong một gia đình có cha là hương cả. Tôi chào đời ngày
Từ kịch bản đầu tay Nát cánh hoa rừng sáng tác năm 1950, đến nay ông đã viết hơn 70 vở cải lương. Ông còn là cha đẻ của thể loại tân cổ giao duyên, vọng cổ hài, sáng tác của ông đã “dát vàng” cho nhiều tên tuổi như: Tình anh bán chiếu (Út Trà Ôn), Mẹ dạy con (Út Bạch Lan), Áo tình đắp mộ người yêu, Lan và Điệp (Ngọc Giàu), Tiếng trống tàn canh (Thành Được), Quan Âm Thị Kính (Lệ Thủy), Tu là cội phúc, Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà (Minh Cảnh), Lắng tiếng chuông ngân (Thanh Nga), Nửa đêm sầu hận (Mỹ Châu), Hạng Võ biệt Ngu Cơ (Tấn Tài), Mồ chồng ngọn cỏ còn xanh (Minh Phụng), Hoa trôi dòng nước bạc (Kim Ngọc), Thoại Khanh - Châu Tuấn (Thanh Thanh Hoa)...
Nói về những trăn trở, ông bùi ngùi: “Một số cây bút sân khấu hôm nay hết sức tùy tiện khi sử dụng bài bản cải lương. Ai đời khi vui mà cho ca Nam Ai, Ái Tử Kê? Lại còn đẻ non theo phong trào, để dự các trại sáng tác, các hội diễn. Đẻ non kiểu đó thì chết non thôi. Người xem không đến rạp, vì họ không tin những gì họ xem là xuất phát từ tim óc của người viết”.
Sẽ có bốn thế hệ nghệ sĩ sân khấu như: Kim Chưởng, Út Bạch Lan, Phương Quang, Phương Hồng Thủy, Mỹ Châu, Hồng Nga, Minh Cảnh, Thúy Nga, Lệ Thủy, Minh Phụng, Hề Sa... sẽ xuất hiện trong chương trình này. Các trích đoạn cải lương sẽ được HTV dàn dựng hoành tráng, phả vào đó tiết tấu mới nhưng vẫn giữ chất văn học đậm đà trong sáng tác của ông. Soạn giả Viễn Châu nhấn mạnh: “Tôi muốn tri ân khán giả mộ điệu đã dành cho tôi nhiều tình cảm, để bài vọng cổ sống mãi với thời gian và tôi vẫn là kẻ si tình của sân khấu cải lương. Vậy là hạnh phúc lắm rồi...”.
Bình luận (0)