Vụ trộm xảy ra ngày 22-8-2004 tại Viện bảo tàng Munch ở Oslo mà thủ phạm là 2 tên trộm trang bị vũ khí uy hiếp nhân viên an ninh, chỉ trong 5 phút đã lấy được tranh và tẩu thoát trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Thủ phạm đã bị bắt, bị xét xử nhưng 18 tháng sau vụ trộm, 2 bức tranh vẫn mất tích. Chính quyền thành phố Oslo đã ra giá 386.000 USD để chuộc lại 2 bức tranh, nhưng vô hiệu.
Cảnh sát trưởng Morten Ervik thừa nhận: “Không có gì bí mật là chúng tôi không biết các bức tranh ấy bây giờ ở đâu?”. Giám đốc Viện bảo tàng Christoffersen nói: “Hai bức tranh bị mất là di sản dân tộc quý giá và cũng là tài sản của thế giới. Vụ trộm là một đòn đau đánh vào Na Uy”.
Hai bức tranh trị giá từ 40 triệu đến 100 triệu USD, nhưng vì quá nổi tiếng nên rất khó bán công khai ở thị trường mỹ thuật hợp pháp.
Nhà cầm quyền cho biết cảnh sát biết 2 bức tranh giấu trong một xe buýt trong trang trại của Thomas Nataas ở phía Bắc Oslo một tháng sau vụ trộm. Doanh nhân 25 tuổi này thuộc một băng nhóm tội phạm lớn ở Oslo, bị xét xử về tội tiêu thụ đồ lấy cắp.
Trước tòa, y khai các bức tranh giấu trong xe buýt của y mà không được phép. Tuy nhiên, bọn trộm khai Nataas đã được báo bức tranh giấu trong xe buýt và ông này thừa nhận có nhìn thấy 2 bức tranh, và nói rằng bức Madonna bị một vết xước nhỏ, còn bức “Gào thét” cònn nguyên vẹn.
Tại tòa, Nataas chống chế “khi bị bắt y đã báo cho cảnh sát biết tranh giấu ở đâu mà “tại sao cảnh sát không đến thu hồi ngay?”.
Tuy nhiên, khi cảnh sát tới thì tranh đã bị bọn trộm chuyển đi đâu khôg rõ. Về lý do tại sao bọn trộm chưa chịu khai nơi giấu tranh, Charles Hill, cựu mật vụ của Sở mật thám Anh cho biết: “Lý do chính là chúng sợ bị trả thù.
Nếu khai báo thì người thân trong gia đình sẽ bị giết hại”. Mật vụ Charles Hill đã tham gia cuộc truy tìm bức tranh “Gào thét” lần đầu tiên bị đánh cắp năm 1994. Hiện nay, ông lại tiếp tục công việc truy tìm mà chưa có kết quả. Người dân Na Uy chê trách cơ quan an ninh: “Bắt được trộm, mà không tìm được tranh thì thật đáng trách”.
Bình luận (0)