xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phim hợp tác chưa tạo dấu ấn

HẠ NGUYÊN

Hợp tác với nước ngoài phần nào mang đến làn gió mới, không khí mới, màu sắc mới cho phim Việt. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của giới chuyên môn, chưa có phim nào thật sự tạo dấu ấn đậm nét

Năm 2015, hàng loạt dự án phim hợp tác với nước ngoài đã, đang và sẽ được khởi quay, ra mắt. Hướng làm phim mới của điện ảnh Việt đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, việc hợp tác vẫn chưa được như kỳ vọng sẽ tạo ra những tác phẩm mang dấu ấn.

Nở rộ các dự án

Từ sau bộ phim truyền hình Tình xa (Trung tâm Sản xuất phim truyện truyền hình của VTV và Tập đoàn Kantana Thái Lan hợp tác thực hiện) cách đây hơn 10 năm, Việt Nam và Thái Lan mới có thêm một dự án hợp tác điện ảnh trong năm 2015. Đó là Oan hồn (hợp tác giữa Metal Film - Việt Nam với Suptar House - Thái Lan) dự kiến ra mắt khán giả Việt vào ngày 28-4 sắp tới.

Oan hồn (đạo diễn người Việt gốc Thái Troy Lê dàn dựng) xoay quanh câu chuyện trừ tà cho một căn nhà ma ám bị nghi ngờ là nguyên nhân dẫn đến vụ tự tử của một người vợ trẻ. Ê-kíp của phim phần lớn là người Thái Lan, riêng diễn viên của Việt Nam có sự tham gia của Lily Luta, Song Ngư, Ngô Kiến Huy, Huỳnh Anh… bên cạnh 2 gương mặt nổi tiếng của Thái là Pumwaree Yodkamol và Saichia Wongwirot. Cuối năm nay, một dự án phim hành động khác của đạo diễn Troy Lê ấp ủ 5 năm cũng do Việt Nam và Thái Lan hợp tác sản xuất sẽ được khởi quay với kinh phí đầu tư hơn 1 triệu USD.

 

Cảnh trong phim Oan hồn hợp tác với Thái Lan. (Ảnh do đoàn phim cung cấp)
Cảnh trong phim Oan hồn hợp tác với Thái Lan. (Ảnh do đoàn phim cung cấp)

 

Dự án phim Tình xuyên biên giới (đạo diễn: Hồ Lê Nguyên Khôi - Việt Nam và Quách Tường - Trung Quốc, dự kiến công chiếu vào khoảng tháng 8-2015) lại là cái “bắt tay” giữa Việt Nam và Trung Quốc (Công ty Nghiệp Thắng - Việt Nam phối hợp với Công ty Seoul Quảng Tây - Trung Quốc). Phim kể về câu chuyện tình yêu cảm động, hài hước của một chàng trai Trung Quốc (Mã Đức Chung) và cô người mẫu Việt Nam (Khánh My). Một dự án đáng chú ý nhất trong năm nay là I am wanted (nữ đạo diễn người Thụy Điển Beata Gardeler) của nhà sản xuất - diễn viên Trương Ngọc Ánh với kinh phí 85 tỉ đồng, sẽ khởi quay đầu tháng 11-2015.

Về lĩnh vực phim truyền hình, tiếp nối sau thành công của Người cộng sự, Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục hợp tác thực hiện phim Cuộc sống mới ở Việt Nam (Công ty Cổ phần Phim 1 Việt Nam, Công ty Đông Đô Show và Công ty Argo Pictures - Nhật sản xuất). Được chuyển thể từ tác phẩm văn học Quãng đời cuối cùng ở Việt Nam của nhà văn người Nhật Komatsu Miyuki, phim nói về tình cảm gắn kết giữa cô giáo người Nhật tại Việt Nam với mẹ mình và với những người Việt trong cuộc sống mới tại Việt Nam. Phim có sự tham gia của nữ diễn viên Nhật nổi tiếng Keiko Matsuzaka và các diễn viên Việt Nam như NSƯT Trần Nhượng, NSƯT Trần Hạnh, NSƯT Diễm Lộc…

Cũng sau phim hợp tác Tuổi thanh xuân, Công ty CJ E&M của Hàn Quốc sẽ phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam triển khai bộ phim về Hoàng tử Lý Long Tường, người sáng lập dòng họ Lý Hoa Sơn tại Hàn Quốc. Ông Chang Bok Sang, Chủ tịch Tập đoàn CJ Hàn Quốc, cho biết đang xúc tiến việc thành lập công ty liên doanh với Việt Nam trong việc sản xuất các tác phẩm, dự kiến sản xuất từ 5-7 phim/năm. Một dự án hợp tác với điện ảnh châu Âu được tiết lộ trong hội thảo “Hợp tác sản xuất phim giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội” vừa qua là Mặt trời đỏ. Phim nói về mối tình cảm động của người lính Pháp tham chiến tại Việt Nam với một cô gái Việt trong cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1947-1948.

Vẫn chỉ làm để học hỏi

Hợp tác làm phim giữa Việt Nam và các nước trên thế giới là xu thế, ngày càng phát tiển mạnh mẽ trong thời gian này. Đến nay, có nhiều phương thức hợp tác khác nhau như hai bên cùng bỏ vốn làm phim, nhà làm phim trong nước cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho đoàn làm phim nước ngoài, nhà làm phim trong nước nhận tài trợ nước ngoài và tự mình thực hiện bộ phim, nhà sản xuất bỏ vốn và mời nhà làm phim nước ngoài tham gia.

Theo NSND Đặng Nhật Minh - người từng có nhiều phim hợp tác với nước ngoài - dù làm theo cách nào, điện ảnh Việt Nam cũng rất có lợi bởi “chúng ta không thể mãi khép kín, nhất là khi ngành điện ảnh của chúng ta còn quá non trẻ”. Đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc VFC, cho biết: “Chúng tôi xác định hướng đi mới này là cần thiết. Thông qua việc hợp tác, độc lập sản xuất đối với các đề tài phim được sản xuất ở nước ngoài hoặc hợp tác với các đài truyền hình trên thế giới để sản xuất phim tại Việt Nam và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng phim truyền hình Việt, tiến tới xuất khẩu phim truyền hình Việt Nam ra thế giới”.

Theo đánh giá của những người làm nghề, không thể phủ nhận những phim hợp tác phần nào mang tới làn gió mới, không khí mới, màu sắc mới cho điện ảnh Việt. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của NSND Đặng Nhật Minh, chúng ta chưa thật sự có phim nào tạo dấu ấn đậm nét. Người cộng sự, Hai phía chân trời, Tuổi thanh xuân… chỉ dừng lại ở mức xem được chứ không đặc sắc. Đó là chưa kể đến nhiều phim điện ảnh hợp tác đưa ra rạp trong sự hụt hẫng của khán giả như Truy sát, Ranh giới trắng đen, Lọ lem Sài Gòn…

Đạo diễn người Việt gốc Thái Troy Lê từng thừa nhận: “Chúng tôi muốn làm phim giải trí là chính chứ không quá quan trọng chuyện truyền tải bản sắc văn hóa Việt”.

Việc tạo được dấu ấn của chính điện ảnh Việt Nam xem chừng vô cùng khó khăn. Vì thế, với các dự án trong năm 2015, chúng ta chỉ nên kỳ vọng việc thông qua những cơ hội cọ xát này để điện ảnh Việt tự học hỏi và dần dần nâng mình lên. “Hợp tác để học hỏi kinh nghiệm, cách làm phim chuyên nghiệp của nước bạn là yêu cầu trước mắt” - Troy Lê nói.

 

Luôn “dưới cơ”

Tất nhiên khi hợp tác sản xuất, Việt Nam kỳ vọng đưa phim Việt vượt ra khỏi lãnh thổ; quảng bá văn hóa, đất nước, con người; mở rộng tầm ảnh hưởng, tăng doanh thu... Song những tham vọng đó có vẻ hơi... quá sức. NSND Đặng Nhật Minh cho rằng: “Tâm lý bên nào cũng muốn đạt được lợi ích nhiều hơn nên sự bình đẳng rất khó thực hiện được”. Theo nhìn nhận của một đạo diễn, khi hợp tác làm phim, Việt Nam vẫn chưa được bình đẳng, nói cách khác là “dưới cơ”. Thực tế, nhìn những dự án mới đây cũng đủ thấy sự lấn lướt của nước bạn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo