xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phim truyền hình: Dễ xem nhưng chưa hay

Nhà phê bình phim THANH LỘC

Đúng như dự đoán của giới chuyên môn: 2007 là năm “bùng nổ” của phim truyền hình nhiều tập, khi chủ trương xã hội hóa việc sản xuất phim được thực thi trên cả nước. Bên cạnh các hãng phim Nhà nước, các hãng phim tư nhân đã có thêm nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp hơn và tiếp cận gần hơn với thị hiếu của công chúng để đáp ứng được nhu cầu xem phim hằng ngày của khán giả màn ảnh nhỏ

Nội dung gần gũi hơn

Nhìn chung, những bộ phim truyền hình ra mắt khán giả trong năm 2007 đều có chất lượng khá về nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện. Tuy không có những bộ phim lịch sử hoành tráng được đầu tư lớn như những năm trước, TFS cũng vẫn giữ vững truyền thống khi đi vào mảng đề tài hiện thực, tạo nên những giây phút sâu lắng cho khán giả như Miền đất phúc (đạo diễn Đinh Đức Liêm). bộ phim như một bức tranh chân thực và sâu sắc khi miêu tả cuộc sống người dân quê của một làng nghề truyền thống trước và sau ngày giải phóng với những mối quan hệ khá phức tạp.

Theo một tiết tấu chậm rãi, dàn trải, Cay đắng mùi đời (đạo diễn Hồ Ngọc Xum) - dựa theo tác phẩm của Hồ Biểu Chánh - trở về với quá khứ xa hơn khi kể về số phận long đong, chìm nổi của những người dân quê Nam Bộ trót mang nghiệp cầm ca... cũng thu hút được sự chú ý của khán giả, đặc biệt là lớp người đứng tuổi... Bên cạnh đó là hàng loạt bộ phim thuộc đề tài tâm lý xã hội với Mùi ngò gai, Ván cờ tình yêu, Mảnh vỡ, Hộ chiếu vào đời, Ghen, Hoa dã quỳ, Xin lỗi tình yêu, Gọi giấc mơ về… do TFS và các hãng phim tư nhân sản xuất đã mang đến một sự tươi mới cho màn ảnh qua sự tiếp cận với nhịp sống trẻ trung, sôi động của lớp người trẻ hiện đại, cùng với sự đầu tư nhiều hơn về mặt hình ảnh, âm nhạc, diễn viên...

Cách nay chưa lâu, đã có nhiều ý kiến về chất lượng chưa cao của phim truyền hình dài tập do hãng Lasta sản xuất-chuyên phát sóng sau 21 giờ từ thứ năm đến chủ nhật hằng tuần, thì giờ đây bộ phim đang phát sóng Gọi giấc mơ về (đạo diễn Xuân Cường) cũng của hãng này bắt đầu có tín hiệu khả quan hơn, khi phim đề cập tới vấn đề gần gũi của tuổi teen và được nhiều khán giả thuộc lứa tuổi này đón nhận.

Nhân vật có cá tính, nhưng vẫn thiếu sức sống

Trẻ trung, sôi động và gần gũi hơn, nhưng sau khi phát sóng được vài tập đầu, sự hào hứng của khán giả với một số phim truyền hình Việt giảm dần vì những bộ phim này vẫn theo những công thức quen thuộc: Đạo diễn không đưa ra được những gì mới lạ hơn và đôi khi còn dùng lại những “mảng miếng” cũ, tình tiết phim thiếu hợp lý, lộ rõ bàn tay sắp đặt của đạo diễn, phim chưa hết khán giả có thể đoán được kết thúc... Ở những bộ phim mua kịch bản của nước ngoài về Việt hóa thì lời thoại, cách ăn mặc, thậm chí cách cư xử của nhân vật đều giống nguồn gốc xuất xứ của kịch bản gốc, chưa thổi được vào đó hơi thở, đời sống thực sự của người Việt như Mùi ngò gai (hợp tác với Hàn Quốc), Hoa dã quỳ (đạo diễn Võ Tấn Bình)...

img

Thậm chí có nhiều điểm không phù hợp với người xem: các nhân vật còn đang đi học đã biết yêu, ghen tuông, đến khi các nhân vật này trưởng thành thì người xem bắt đầu ngán ngẩm với vẫn kiểu ghen tuông, thù hận hơi quá của các nhân vật chính trong phim. Đáng tiếc cho Ghen (đạo diễn Đặng Việt Bảo-Trương Dũng) đã đi vào một vấn đề nhạy cảm và khá thú vị, chia sẻ với những số phận, hoàn cảnh khác nhau của người phụ nữ. Song từng câu chuyện riêng của phim lại diễn ra khá vụn vặt, thiếu kịch tính, không để lại nhiều ấn tượng cho người xem. Phim thiên về trình diễn hình thức hơn là khai thác về nội dung, chiều sâu và tính cách của nhân vật. Người xem có cảm giác dường như các tác giả phim cố tình “câu giờ” trong suốt mấy chục tập phim.

Nhân vật trung tâm của các phim truyền hình Việt gần đây, đa số là nữ, có cá tính mạnh mẽ, không chấp nhận cuộc sống đơn điệu, họ cũng phải vật lộn để vươn lên khẳng định mình như trong Ván cờ tình yêu (đạo diễn Cảnh Đôn), Mảnh vỡ (đạo diễn Võ Việt Hùng), Hộ chiếu vào đời (đạo diễn Trương Dũng), Xin lỗi tình yêu (đạo diễn Hồng Ngân)... Họ không phải là con người hoàn hảo, cũng có lúc mắc sai lầm và vấp ngã, nhưng rồi như trong các câu chuyện cổ tích: bên cạnh các cô gái này sẽ xuất hiện những anh nhà giàu, đẹp trai, giúp họ làm giàu và xin cầu hôn... Hình ảnh này cứ lặp đi lặp lại trong nhiều bộ phim, khiến nhiều người tự hỏi: có phải chân dung của nữ thanh niên Việt ngày nay, hay chỉ là những “cô Lọ Lem” trong chuyện cổ tích của thời hiện đại?

Một số phim truyền hình đã phát trong năm 2007

  • Mùi ngò gai (đạo diễn Chu Thiện - Kim Hyo Joong - Han Chul Soo, hãng Vifa và CJ Media - Hàn Quốc hợp tác).
  • Hoa dã quỳ (đạo diễn Võ Tấn Bình - M&T Pictures sản xuất).
  • Ghen (đạo diễn Đặng Lưu Việt Bảo - Trương Dũng, M&T Pictures sản xuất).
  • Ván cờ tình yêu (đạo diễn Trần Cảnh Đôn, M&T Pictures sản xuất).
  • Xin lỗi tình yêu (đạo diễn Hồng Ngân, TFS sản xuất).
  • Hộ chiếu vào đời (đạo diễn Trương Dũng, TFS sản xuất).
  • Cay đắng mùi đời (đạo diễn Hồ Ngọc Xum - TFS sản xuất).
  • Mảnh vỡ (đạo diễn Võ Việt Hùng - hãng TFS sản xuất).
  • Ba chàng trai tuổi Hợi (đạo diễn Mỹ Khanh - hãng TFS sản xuất).
  • Nguyệt quán (đạo diễn Nguyễn Minh Chung - TFS và hãng phim Việt hợp tác sản xuất).
  • Linh Lan trắng (đạo diễn Bùi Tuấn Dũng - hãng phim Việt sản xuất).
  • Gọi giấc mơ về (đạo diễn Xuân Cường, hãng Lasta sản xuất).
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo