Ngày 10-5, bộ phim Ngôi nhà hạnh phúc (Hãng phim Việt sản xuất, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng) đã bấm máy những thước phim đầu tiên. Đây không phải phim đầu tiên "Việt hóa" từ kịch bản của nước ngoài nhưng vì Ngôi nhà hạnh phúc (Hàn Quốc) từng hút khán giả khi phát sóng trên màn ảnh nhỏ VN nên dự án này đã thu hút sự quan tâm của người trong giới lẫn khán giả.
Ăn theo vì ăn khách
Theo các hãng phim, một trong những lý do chính mà các hãng phải mua kịch bản nước ngoài để Việt hóa là nguồn kịch bản hay trong nước quá khan hiếm. Sự thiếu hụt ấy càng trở nên trầm trọng khi ngày càng nhiều hãng tham gia sản xuất phim truyền hình, mà đội ngũ tham gia viết kịch bản phim truyền hình trong nước chưa nhiều và chưa chuyên nghiệp nên buộc các nhà sản xuất phải tìm cách xoay xở.
Mua kịch bản nước ngoài là giải pháp tạm thời tốt nhất, dẫu biết rằng từ khâu thương lượng mua bản quyền cho đến khi thành phẩm “made in VN” là cả một công đoạn phức tạp, nhiêu khê, tốn kém không ít (tiền bản quyền, thuê người chuyển ngữ, viết lại kịch bản...). Thế nhưng bù lại nhà sản xuất có thể yên tâm về chất lượng kịch bản vì ít ra mức độ ăn khách đã được kiểm chứng ngay nước sở tại.
|
Làm lại một bộ phim đã nổi tiếng là nhà sản xuất đã thành công 50% về mặt tiếp thị. Ngay từ khi có thông tin VN sẽ làm lại bộ phim truyền hình ăn khách Ngôi nhà hạnh phúc với dàn diễn viên Minh Hằng, Lam Trường, Thủy Tiên, Lương Mạnh Hải, rất nhiều câu hỏi được đặt ra là liệu phiên bản mới này có đủ hấp dẫn như bản gốc hay không và bộ đôi diễn viên chính Minh Hằng - Lương Mạnh Hải có đủ sức đảm đương hai vai diễn đã quá nổi tiếng của Song Hye Kyo và Bi-Rain? Với nhà sản xuất, chỉ cần như vậy, bộ phim đã thắng về mặt dư luận.
“Việt hóa” chưa tới
Nhưng phim thành công ở nơi xuất xứ không có nghĩa sẽ thành công tương tự khi du nhập VN. Điều này đã được kiểm chứng qua các phim đã phát sóng, như: Hoa dã quỳ (Hàn Quốc), Nguyệt quán (Ý), Người mẹ nhí (Tây Ban Nha), Nhật ký Vàng Anh (Bồ Đào Nha)... hay đang phát sóng, như: Có lẽ nào ta yêu nhau, Những người độc thân vui vẻ (Trung Quốc).
Cô gái xấu xí và Mùi ngò gai vẫn giữ được khán giả trước màn ảnh nhỏ nhưng cũng không thoát khỏi bị chê nhiều hơn khen. Đặc biệt phim Có lẽ nào ta yêu nhau đang phát sóng trên VTV1, chuyển thể từ kịch bản Anh em sinh đôi của Hàn Quốc đang bị dư luận chê bai quá nhiều.
Một trong những nguyên nhân phim chưa thành công là Việt hóa chưa tới. Nhân vật nói tiếng Việt, đặt trong bối cảnh Việt nhưng nhiều tình huống, lời thoại quá xa rời với đời sống Việt. Xem phim, khán giả cứ ngỡ như đang theo dõi một câu chuyện xảy ra ở đâu đó ngoài lãnh thổ VN, dù đã được "Việt hóa".
Mỗi dân tộc có đặc thù riêng về văn hóa, cuộc sống xã hội nên không phải hễ phù hợp với quốc gia này thì sẽ thích ứng với quốc gia khác. Mặt khác, với trình độ làm phim chưa chuyên nghiệp của đội ngũ và tốc độ làm phim truyền hình nhanh nhất thế giới của VN như hiện nay thì làm sao có thể cho ra đời những bộ phim có chất lượng ngang bằng bản gốc đã nổi tiếng của các nước.
“Ăn xổi, ở thì”
Thật ra, việc làm lại một bộ phim hay của nước khác là chuyện đang phổ biến trên thế giới. Ngay cả điện ảnh
Thực tế cho thấy, vẫn có rất nhiều phim Việt trong thời gian qua được làm bằng kịch bản của đội ngũ biên kịch trong nước được khán giả yêu thích, như: Gọi giấc mơ về, Bỗng dưng muốn khóc, Chạy án..., hay gần đây là Lập trình cho trái tim. Nếu phim truyền hình Việt muốn phát triển lâu dài thì phải biết đầu tư cho lực lượng biên kịch trong nước, không nên chỉ biết ăn xổi những thành quả có sẵn của xứ người như hiện nay.
Đua nhau làm phim “Việt hóa” Ngoài Ngôi nhà hạnh phúc, Hãng phim Việt đã thực hiện 40 tập phim Có lẽ nào ta yêu nhau chuyển thể từ kịch bản Anh em sinh đôi của Hàn Quốc và dự án 120 tập Đừng đùa với thiên thần, Việt hóa từ Don’t mess up with an angel của tác giả Deilia Fiallo (Mexico). Đừng đùa với thiên thần có thể xem như một sự thừa thắng xông lên của đạo diễn Nguyễn Minh Chung sau thành công của Cô gái xấu xí, "Việt hóa" từ bản phim Betty la fea của |
Bình luận (0)