xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Phu chữ” Lương Duy Cường

DƯƠNG QUANG

Lương Duy Cường tập tành làm báo từ rất sớm, ngay từ khi là sinh viên năm 2 Khoa Ngữ văn ĐH Huế. Khi ấy, anh là Phó Ban Văn xuôi CLB Sáng tác trẻ Thành đoàn Huế do “đại thụ” Hoàng Phủ Ngọc Tường phụ trách. “Máu” viết lách theo anh từ ngày đó đến bây giờ, đã ngót 33 năm!

Tôi cầm trên tay tập phóng sự - ký sự “Chân Linh kỳ bí” của anh vừa được NXB Thanh Niên ấn hành. Dở - hay chưa nói, phải khen rằng Lương Duy Cường hăng say với chữ nghĩa. Chữ nghĩa, với Lương Duy Cường, là cánh đồng bất tận; là nơi anh cày xới miệt mài như một phu chữ chỉ để thể hiện khao khát bản thể: yêu thương, quý trọng người tốt; suy tư trước nhân tình thế thái và đau đáu một lòng với quê nhà, dù nơi ấy (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình - nơi có động Chân Linh kỳ bí) đã tiễn anh đi xa từ rất lâu.

 

img

 

img

 

Vào Bình Thuận sinh nhai bằng nghề viết lách, đến năm 1999 cũng đã xúng xính áo mão cân đai của một “quan báo” ở tỉnh này, ngỡ đâu an phận, vậy mà đôi chân xê dịch đưa Lương Duy Cường về TP HCM, tìm đến Báo Người Lao Động (năm 2000). Chưa đầy 1 năm sau, anh ghi điểm bằng loạt phóng sự hiện trường “Chiến dịch săn voi dữ” mà đến bây giờ vẫn còn được truyền tụng trong làng báo như một giai thoại.

Dĩ nhiên, “Chiến dịch săn voi dữ” được in trong “Chân Linh kỳ bí” cùng 27 tác phẩm khác. Bấy nhiêu chỉ là một phần trong gia tài chữ nghĩa khá phong phú của Lương Duy Cường (trước đó, anh có 2 tập phóng sự in từ năm 1996 và 2001 - in chung). Cũng vẫn phương pháp phổ biến là tiếp cận vấn đề - sự kiện hoặc nhân vật một cách trực diện nhưng nhờ tài quan sát, Lương Duy Cường giỏi nhặt ra nhiều chi tiết đắt, cộng với năng lực sử dụng chữ nghĩa linh hoạt, tác phẩm của anh nhờ đó rất giàu nét riêng. Anh viết về một ông chủ tịch xã, đọc mà cứ tưởng chính ông chủ tịch xã ấy viết; anh kể về người thầy - võ sư Karate-Do Nguyễn Văn Dũng, đọc mà như thấy một tượng đài nhân cách hiện ra trước mắt. Đấy như một sự hóa thân, phải công phu lắm mới có được.

Tôi đặc biệt thích những bài ký về quê hương bản xứ của Lương Duy Cường bởi rất “người”, đọc qua ai cũng thấy hồn mình trong đó. Một bài báo Tết năm ấy tôi đặt anh viết cho giai phẩm Người Lao Động Xuân, mới chỉ câu đầu đã nghe xao xuyến: “Đài Truyền hình đưa tin các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế đang ấm dần lên, nhiệt độ trung bình từ 20-25 độ C. Mẹ tôi thở phào: “Rứa là không lạnh hả con?”. Ấy là mẹ tôi đang sợ cái rét cắt da cắt thịt của những mùa đông quê nhà”…

Chỉ tiếc một điều là trong “Chân Linh kỳ bí” vắng loạt bài “Sông Gianh bi tráng” (đăng Báo Người Lao Động) viết ngay sau thảm họa lật đò trên sông Gianh vào sáng 30 Tết Canh Dần, làm 42 người chết. Có thể anh còn dự định khác nhưng dù thế vẫn tìm gặp rất nhiều, rất nhiều những khúc tình tự quê nhà được sẻ chia trong tập phóng sự - ký sự này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo