xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng” là sao?

HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Quạ ăn dưa bắt cò dãi (phơi) nắng”. Nghĩa bóng được một số cuốn từ điển giải thích như sau:

- “Từ điển tiếng Việt” (Ban Biên soạn chuyên từ điển New Era): “Câu này nói đến lối xử kiện không công bằng của một số quan lại ngày xưa: kẻ có tội thì không phạt, lại phạt oan uổng người vô tội”.

- “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân): “Ý nói: bắt người vô tội chịu hình phạt thay người có tội”.

- “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Quạ muốn ăn dưa nhưng lại bắt cò phải dãi nắng (để kiếm dưa về cho mình). Hay dùng với ẩn ý: nh. Kẻ ăn  rươi, người chịu bão. Câu “Kẻ ăn rươi, người chịu bão” được nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích: “Kẻ muốn ăn rươi nhưng lại bắt người khác phải dầm mưa bão để vớt về cho mình. Hay dùng với ẩn ý: nh. Ngồi mát ăn bát vàng”.

Một số người khác hiểu là áp bức, bất công.

Vấn đề đặt ra là nếu nghĩa bóng của câu tục ngữ như trên thì nghĩa đen được hiểu như thế nào? Với các câu “Quýt làm cam chịu”; “Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn”; “Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu”…, kẻ gây hậu quả và kẻ gánh chịu hậu quả đều cùng dòng giống (cam và quýt; chó đen và chó trắng; ốc và ốc sên), tập tính, ăn uống… cũng giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn, bị oan uổng, tai bay vạ gió. Đằng này, quạ và cò là 2 giống khác nhau, môi trường kiếm ăn cũng không hề liên quan đến nhau. Trong thực tế làm gì có chuyện con “Quạ muốn ăn dưa nhưng lại bắt cò phải dãi nắng (để kiếm dưa về cho mình)”? Vậy, tại sao lại có chuyện “Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng”?

Theo tôi, câu tục ngữ có nghĩa đen như sau:

Môi trường sống của chim quạ khá rộng, gần với địa bàn cư trú của con người. Chúng thường cùng đi kiếm ăn rồi họp nhau thành bầy xao xác trên các cành cây. Nếu gặp nguy biến, chỉ một tiếng kêu báo hiệu là cả bầy tung cánh, mỗi con bay mỗi phương. Chúng biết sử dụng một số “công cụ” để kiếm thức ăn, nước uống. Ngoài gà con, chim non, trứng, các loại xác chết..., chúng còn rất thích ăn hoa quả, trong đó có dưa hấu. Thế nên, nông dân phải làm hình nộm để đuổi quạ (có câu “Bù nhìn giữ dưa” là vì vậy).

Tục ngữ có câu “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”. Dưa hấu là cây trồng xứ nhiệt đới, ưa ánh sáng mạnh, chịu hạn tốt, không chịu được úng. Trời càng nắng nóng, độ đường trong dưa càng cao thì lũ quạ càng được chén những quả dưa ngọt lành. Trong khi đó, cò không ăn được dưa. Thức ăn của loài chim này là tôm tép, cá con, côn trùng… thường chỉ sẵn có ở môi trường nước nổi. Không ăn được dưa nhưng cò lại phải chịu đặc điểm thời tiết nắng nóng chang chang, đôi khi làm cạn nước, chết hết cá tôm, ảnh hưởng đến môi trường cò kiếm ăn. Rõ là, “Quạ ăn dưa, bắt cò dãi nắng”! Dĩ nhiên, khác hẳn với “Quýt làm cam chịu”; “Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn”; “Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu”…, trong trường hợp này, con quạ hoàn toàn “vô can” khi con cò phải “dãi nắng”.

Như vậy, câu tục ngữ “Quạ ăn dưa, bắt cò dãi nắng” ý nói: Cùng một điều kiện, hoàn cảnh nhưng kẻ thì được hưởng lợi, người lại gánh chịu hậu quả. Đồng nghĩa với “Quạ ăn dưa, bắt cò dãi nắng” là câu “Kẻ ăn rươi, người chịu bão”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo