Không chỉ cho công chúng thấy một cuộc thi không giá trị, cách lựa chọn ban giám khảo vô tội vạ như vậy chỉ cho thấy tham vọng quảng bá theo phương thức tiêu cực của chính những người thành lập sân chơi này.
Hình ảnh biểu diễn phản cảm của Angela Phương Trinh tại quán bar Next-Top Hà Nội mới đây
Ảnh: DƯƠNG WINAP (VNEXPRESS)
Dù huênh hoang tuyên bố mục đích tổ chức cuộc thi là “tạo nên một thế hệ “hot boy”, “hot girl” thực chất chứ không tự phong như trước đây” nhưng những người tổ chức khó che đậy sự yếu thế của mình khi phải vin vào những cái tên nổi tiếng nhờ giỏi tạo xì-căng-đan. Dễ hiểu vì sao khi thông tin Angela Phương Trinh làm giám khảo (dù chỉ là một cuộc thi mang tầm ao làng), cư dân mạng dậy sóng phản đối. Cũng có ý kiến mỉa mai rằng “Phương Trinh quá xứng đáng để làm giám khảo vì với kinh nghiệm của mình, cô sẽ hướng dẫn tốt cho các thí sinh trở thành “hot boy”, “hot girl” nổi tiếng theo cách của cô” (!).
Một “hot girl” khác là Ngọc Trinh cũng từng ngồi vào vị trí giám khảo của một cuộc thi người mẫu. Chọn ai làm giám khảo là chuyện của ban tổ chức nhưng điều đáng nói là những sự kiện nhảm nhí này lại được tung hê trên nhiều mặt báo, kênh truyền hình. Sự nâng tầm cho những tên tuổi không chút giá trị ấy sẽ tạo nên hệ lụy khó lường, làm lệch lạc nhận thức của thế hệ trẻ bởi họ thấy rằng chỉ cần nổi tiếng theo cách như Angela Phương Trinh, Ngọc Trinh... là được tôn sùng mà chẳng phải học hành, lao động sáng tạo nghệ thuật cho cực nhọc.
Bình luận (0)