xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sao làm báo, nhà báo làm “sao”

Thụy Vũ

Để hiểu hơn về nghề của nhau và cũng như một lời thách thức “thử mang giày của nhau xem thế nào”, nghệ sĩ và nhà báo đã có những cuộc hoán đổi công việc ngoạn mục

Mới đây, ngôi sao tài năng và lập dị Lady Gaga đã xuất hiện trong vai trò mới, nhà báo, khi cô được mời đảm nhiệm viết bài mục thời trang và nghệ thuật trên tạp chí Mỹ V. Bài viết đầu tiên của Lady Gaga đã xuất hiện trên tạp chí số ra ngày 12-5 và nhận được khá nhiều lời khen tặng từ khán giả yêu mến cô.
 
Làm báo kiểu siêu sao
 
Tỏ ra khá khôn ngoan cho con đường dài viết lách của mình, Lady Gaga lôi kéo người hâm mộ tham gia cùng cô bằng cách “đóng góp ý tưởng nghệ thuật cho mục báo này”. Chưa biết Lady Gaga (vốn là một người bận rộn những chuyến lưu diễn khắp thế giới) có thể tham gia viết lách được bao lâu hay cô sẽ viết báo bằng cách nào khi phải di chuyển rày đây mai đó nhưng rõ ràng việc Gaga thể hiện quan điểm thời trang và nghệ thuật của mình trên mặt báo đã nhận được sự đồng thuận của rất nhiều người, cả trong giới lẫn khán giả. Và rõ ràng đây là một biện pháp để làm tăng lượng ấn bản khá cũ mà tạp chí V “xào” lại nhưng vẫn gặt hái hiệu quả.
 
img
Lady Gaga đang là cây bút trên tạp chí V của Mỹ
 
Trước đây, Bono - thủ lĩnh ban nhạc U2 nổi tiếng thế giới - đã được mời tham gia vai trò viết báo trên tạp chí The New York Times. Không liên quan đến vấn đề chuyên môn nhưng chuyên trang mà Bono phụ trách, có tên gọi Op-Ed, đề cập chủ đề châu Phi, nạn đói toàn cầu, cũng đã tạo nên những hiệu ứng toàn cầu cho cả cái tên Bono và The New York Times. Việc tạp chí The New York Times mời tay rocker nổi tiếng này cộng tác viết báo cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi ông không chỉ nổi danh ở lĩnh vực âm nhạc mà còn được nhiều người trên thế giới biết đến là một trong những ngôi sao tích cực tham gia các  hoạt động nhân đạo.
 
img
Bono- biên tập viên của tờ The New York Times
 
Ông thường xuyên có mặt trong danh sách “Những nhân vật gây ảnh hưởng nhất thế giới” của tạp chí Time. Không chỉ vậy, Bono được tôn vinh tại Trường Đại học Keio (Nhật Bản) vì những đóng góp trong sự nghiệp âm nhạc và những hoạt động chống lại nghèo đói, bệnh AIDS ở châu Phi. Ông  được nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ vì những cống hiến to lớn trong lĩnh vực âm nhạc và hoạt động nhân đạo... Năm 2003, Bono cũng được nhận Huân chương Bắc đẩu bội tinh từ Tổng thống Pháp Jacques Chirac nhờ những đóng góp cho nền âm nhạc thế giới cũng như những hoạt động từ thiện tích cực của mình. 
 
img
Bảo Lan- một cây bút viết bình luận âm nhạc quốc tế và trong nước trên tạp chí Sóng nhạc
 
Chủ tờ The New York Times, Andrew Rosenthal, nói: “Bono là một nhân vật đặc biệt với những tư duy sâu sắc, một cái nhìn trực diện rất đầy đủ  về cả lĩnh vực âm nhạc lẫn hoạt động xã hội trên thế giới. Bono là người thích hợp nhất cho chuyên mục này”. Bản thân Bono khi nhận lời  cũng tỏ ra hào hứng: “Tôi rất tự hào khi đảm nhận một công việc mới mẻ này”. Dẫu vậy, Bono cũng tỏ ra rất lo lắng về cố tật viết một câu mà quên dấu ngắt câu của mình. “Dẫu sao, tôi cũng cố gắng hết sức” - ông nói.  Thực tế, trước khi đảm nhiệm vai trò biên tập chính thức trên The New York Times, Bono đã có khoảng thời gian ngắn làm biên tập khách mời của tờ Independent nên những lo lắng của Bono có phần thừa. Bởi chuyên mục ông đảm nhiệm ít nhiều gây được tiếng vang và sự hưởng ứng của rất nhiều người trong giới.
 
Thích công việc làm báo còn có giọng ca đa tài người Ireland Bob Geldof. Ông thường xuyên làm biên tập viên khách mời cho vài chuyên mục của các tờ báo, trong đó có  ấn bản đặc biệt của tờ The Globe and Mail hay Ira Kaplan của nhóm Yo La Tengo, vốn là một cây bút bình luận âm nhạc, viết cho các tạp chí New York Rocker và Village Voice.Trong khi đó, chơi trội hơn là nhóm Radiohead (Anh) phát hành hẳn một tờ báo riêng có tên là The Universal Sigh (Tiếng thở dài vũ trụ). Ấn bản này được phát miễn phí nhiều nơi khác nhau trên thế giới với những bài viết, thơ, truyện ngắn, tranh ảnh từ các nhà văn và họa sĩ: Robert MacFarlane, Jay Griffiths, Stanley Donwood.
 
Làm “sao” kiểu nhà báo
 
Nếu nghệ sĩ đã lấn sân và tạo nhiều tiếng vang thì chính nhà báo cũng lấn sân của nghệ sĩ. Ban Biên tập của tờ Guardian cũng lập nên ban nhạc với tên gọi Radio Eds (sự kết hợp giữa từ Radiohead và Editors). Tham gia nhóm nhạc Radio Eds này là các cây viết quen thuộc của tờ Guardian và tờ báo chị em phát hành ngày chủ nhật là Observer. Chơi organ là tổng biên tập Alan Rusbridger, còn hát chính là cây viết Ed Vulliamy, chơi bass là biên tập ẩm thực Rick Peters. Các biên tập của Guardian quyết định ghi âm một đĩa nhạc để phát hành kèm theo ấn bản của tờ báo nhưng vì quá bận rộn nên chỉ ghi âm được một bài duy nhất, bài Creep (một trong những ca khúc ăn khách của ban nhạc Radiohead).
 
Một vài bài báo bình luận đầy hài hước rằng “Sau giờ ăn trưa, các biên tập viên của Guardian phát hiện họ có đủ nhạc công tài năng mà trước nay cứ bận rộn làm việc và trả lời điện thoại. 16 giờ hôm đó, toàn bộ thành viên ban nhạc có đủ mặt để ghi âm, kể cả tổng biên tập Alan Rusbridger được bổ sung vào phút chót, phải nhìn khuôn nhạc mới đàn được còn ca sĩ Ed Vulliamy thì mới nghe bài Creep lần đầu tiên trong đời vào sáng hôm đó”. 
 
Nhà sản xuất âm nhạc người Anh Colin Greenwood (anh trai của đạo diễn Johny Greenwood) nhận định về  phần trình diễn của các biên tập viên tờ Guardian rằng: “Ý tưởng sử dụng trombone kết hợp banjo của Radio Eds khá thú vị. Các vị trí khác trong ban nhạc đều tốt và hòa hợp, tiếng guitar và bass ăn rơ với nhau. Tiếng đàn phím của Alan Rusbridger “là chất keo kết dính các nhạc cụ khác”. Nói vậy để thấy rằng sự hoán đổi (một cách cố ý hay liều lĩnh thử sức) đều dựa trên khả năng có thật. Điều đó khiến những sự hoán đổi vị trí này trở nên thú vị và có sức hấp dẫn riêng. Hẳn nhiên, ai cũng có lợi từ sự hoán đổi này.
 
Các sao Việt cũng làm báo
 
Ngay chính ở Việt Nam cũng tồn tại nhiều sự hoán đổi nghề nghiệp một cách thú vị giữa nghệ sĩ và nhà báo. Nghệ sĩ Thành Lộc và Hồng Đào từng đứng hẳn một chuyên mục trong một thời gian dài trên Báo Người Lao Động từ những năm đầu thập niên 1990. Ca sĩ Lan Hương, Bảo Lan (nhóm 5 Dòng Kẻ) thường xuyên viết bài bình luận âm nhạc quốc tế và trong nước trên tạp chí Sóng nhạc.
 
Những phóng viên theo mảng văn hóa nghệ thuật cũng quen dần với sự xuất hiện và tham gia tác nghiệp báo chí của các người mẫu: Dương Yến Ngọc, Thanh Trúc, Việt Hà, Thu Hương, diễn viên Đan Lê, hoa hậu Ngô Phương Lan,…
 
Tương tự, cũng có khá nhiều nhà báo đi làm nghệ thuật như nhà báo từng viết mảng thể thao Hà Quang Minh nay còn là nhạc sĩ Hà Quang Minh, nhà báo - diễn viên Lương Mạnh Hải hay Đinh Ngọc Diệp vốn tốt nghiệp Khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM  cũng trở thành diễn viên,…
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo