Việc cuốn Sợi xích của Lê Kiều Như bị ngưng phát hành do NXB Hội Nhà văn và tác giả chưa nộp lưu chiểu thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông về những sai phạm trong hoạt động xuất bản hiện nay.
Trong hàng ngàn đầu sách phát hành mỗi năm, không ít đầu sách vi phạm quy định lưu chiểu. Ảnh: N.Hữu
Vi phạm lưu chiểu kéo dài
Tại hội nghị tổng kết hoạt động xuất bản năm 2008 được tổ chức tại Cần Thơ vào tháng 3-2009, lãnh đạo Cục Xuất bản đã thẳng thắn thừa nhận việc thực hiện nộp lưu chiểu chưa nghiêm, còn hiện tượng dồn đầu sách để nộp lưu chiểu một lần, thậm chí một số xuất bản phẩm của một số nhà xuất bản chưa nộp lưu chiểu đã phát hành.
Những tưởng thẳng thắn như vậy, việc nộp lưu chiểu sẽ được chấn chỉnh nhưng ở hội nghị sơ kết công tác báo chí xuất bản 6 tháng đầu năm 2009 được tổ chức tại Nghệ An, hiện tượng này vẫn chưa được khắc phục, thậm chí một số sách liên kết chưa nộp lưu chiểu hay mới nộp lưu chiểu 2-3 ngày, cơ quan quản lý chưa kịp thẩm định có ý kiến thì tác giả đã vội vàng giới thiệu, quảng cáo trên báo chí.
Cho tới tận hội nghị xuất bản vừa được tổ chức tại TPHCM tuần trước, hiện tượng dồn sách không nộp lưu chiểu hoặc chưa nộp lưu chiểu đã phát hành vẫn tiếp tục tái diễn và minh chứng cho thực tế này là vụ việc liên quan đến cuốn Sợi xích của ca sĩ Lê Kiều Như. Dù chưa nộp lưu chiểu nhưng ngay trong ngày ra mắt, Công ty Sách Youbooks đã phát hành 2.000 cuốn ra thị trường.
Chính sự không nghiêm túc trong việc nộp lưu chiểu của các NXB, các công ty sách là nguyên nhân khiến bộ phận “hậu kiểm” khi phát hiện “có vấn đề” thì sách đã tràn lan trên thị trường, rất khó thu hồi và có thu hồi thì độ ảnh hưởng của nó tới xã hội là không nhỏ.
Ông Nguyễn Kiểm, Cục trưởng Cục Xuất bản, Bộ Thông tin - Truyền thông, cho biết tại hội chợ sách TPHCM vừa qua, ông đã phát hiện không ít đầu sách không nộp lưu chiểu, theo quy định, sách tái bản cũng phải nộp lưu chiểu nhưng nhiều NXB phớt lờ quy định này.
Sách nhiều, người đọc lưu chiểu ít
Theo thống kê, năm 2008, cả nước đã xuất bản được 25.120 đầu sách với 279,913 triệu bản. Năm 2009, con số này là 24.589 cuốn sách với 273,538 triệu bản, trong khi đó, số chuyên viên đọc lưu chiểu của Cục Xuất bản chỉ vỏn vẹn có 6 người.
Theo quy trình đọc lưu chiểu, người đọc phải kiểm tra nội dung sách xem xuất bản phẩm vi phạm các quy định của Luật Xuất bản hay không, sau đó nhận xét xuất bản phẩm lưu chiểu đã đọc bằng một phiếu đọc.
Với lượng người khiêm tốn, thời gian không dài (thời gian đọc lưu chiểu là 10 ngày), trong khi thị trường sách lại đang trong giai đoạn bùng nổ nên công việc đọc duyệt lưu chiểu của Cục Xuất bản trở nên rất nặng nề (Luật Xuất bản quy định toàn bộ sách của các NXB đều phải nộp lưu chiểu về Cục Xuất bản trước khi phát hành).
Ông Nguyễn Kiểm cho biết để có thể đọc lưu chiểu đúng thời gian quy định, cục phải đưa ra giải pháp là ký hợp đồng với các nhà khoa học ở các lĩnh vực chuyên ngành văn học, văn hóa xã hội, nghệ thuật, kinh tế, kỹ thuật... Các chuyên gia này sẽ tham gia vào tổ đọc thẩm định nội dung để chia sẻ bớt công việc với các chuyên viên của cục.
Ông Nguyễn Kiểm cho biết số cộng tác viên thường xuyên của cục là 8 người nhưng danh sách cộng tác thì lên đến con số vài chục, tuần nào có nhiều sách mới, Cục Xuất bản sẽ ký hợp đồng trực tiếp với các chuyên gia.
Tuy đã có phương án như vậy nhưng hạn nộp lưu chiểu 10 ngày vẫn là không dài cho Cục Xuất bản. Ông Nguyễn Kiểm cho biết với những cuốn “có vấn đề”, cục phải lập hội đồng thẩm định để lấy ý kiến trước khi ra quyết định...
Nhiều khi tổ đọc thẩm định nội dung phát hiện cuốn sách có thể “có vấn đề” nhưng hạn 10 ngày lưu chiểu đã hết, chưa thể thẩm định hoặc lập hội đồng thẩm định xong xuôi, cục phải có văn bản yêu cầu NXB ngừng phát hành để tổ chức thẩm định.
Ông Kiểm khẳng định dù ít người nhưng toàn bộ sách mới đều được đọc lưu chiểu cẩn thận, thậm chí trong xác nhận kế hoạch đăng ký lần đầu, với những cuốn sách “có vẻ” có vấn đề, cục đã tập trung lưu ý, “báo động” các NXB.
Thù lao đọc tượng trưng
|
Bình luận (0)