xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sen Việt giữa Berlin

MINH KHUÊ

“Người Việt mình dù đi đâu, lúc nào cũng luôn hướng về cội nguồn. Khát vọng của chúng tôi là mang hình ảnh trọn vẹn của quê hương sang đây để làm nơi sinh hoạt cho cộng đồng người Việt”. Nguyễn Xuân Hùng chia sẻ như vậy về ngôi nhà Việt đậm màu dân tộc, được ông và những người bạn dựng lên tại thủ đô Berlin - Đức vào đầu Xuân này

Ngay giữa lòng thủ đô Berlin (Cộng hòa Liên bang Đức), cả một dãy phố dài khoảng 1,5 km trên đường Leipziger trước kia là những nhà hàng, cửa hiệu sang trọng đang dần biến thành một khối nhà duy nhất gắn bảng hiệu “Việt Nam”. Đây là niềm tự hào không chỉ của những doanh nhân Việt Nam, mà của cả cộng đồng người Việt tại Đức.

Đưa thương hiệu Việt vào Đức

Đó là Trung tâm Xúc tiến thương mại, văn hóa và du lịch do Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) liên doanh với Công ty HMSky của một Việt kiều Đức thành lập. Nhưng cộng đồng doanh nhân lại thích gọi nó là “ngôi nhà Việt”, để nghe ấm lòng hơn.

Trong lần về nước mới đây, ông Nguyễn Xuân Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nhà Việt, giới thiệu: “Nhà Việt Nam nằm ngay trung tâm thủ đô Berlin, có tổng diện tích 4.500 m2, mặt tiền dài đến gần 1,5 km, chạy dọc theo đường Leipziger, rất thuận lợi cho việc trưng bày và bán hàng. Khoảng 1.000 m2 sẽ được dành cho việc bán lẻ, giới thiệu sản phẩm, phần còn lại dành cho các công ty Việt Nam thuê văn phòng làm việc, khu vực nhà hàng, khu văn hóa, trung tâm chăm sóc sức khỏe và kho...”. Theo ông Hùng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất thẳng hàng qua hệ thống bán lẻ tại đây hoặc bán sỉ rồi từ đây phân phối đến các kênh bán lẻ tại Đức và châu Âu. Ngoài ra, các nhà sản xuất trong nước còn có thể ký hợp đồng liên doanh với Nhà Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu của Nhà Việt Nam là thúc đẩy đưa hàng hóa mang thương hiệu của Việt Nam vào Đức và châu Âu!

Hết mình vì quê nhà

“Cha đẻ” của ngôi nhà Việt này, ông Nguyễn Xuân Hùng, đã phải mất 3, 4 năm mới kiếm được cái mặt tiền vô giá như vậy tại Berlin. Trong lịch sử, chưa có một trung tâm nước ngoài nào lớn như vậy tọa lạc ở thành phố này. Khởi đầu từ việc thuê 2.100 m2 để bán hàng rồi cứ thế ông Hùng mở rộng ra cả khu phố theo đúng ý định của mình. Theo ông Hùng, để giành được khu mặt tiền này là cả một cuộc đấu tranh cam go, suýt bị kiện ra tòa. Nguyên tại dãy phố này có một nhà hàng Tây Ban Nha rất nổi tiếng là Steak House dứt khoát không chịu dời đi, đồng thời đòi một số tiền đền bù khổng lồ.

Rồi với chính quyền địa phương, vận động để họ đồng ý giao đất là chuyện không dễ. “Chúng tôi làm một dự án lớn và ý nghĩa như vậy cho nước Việt Nam mình, chẳng lẽ lại để những cửa hiệu nước ngoài chen vào thì xem làm sao được. Đây là bộ mặt của Việt Nam, của một đất nước, một dân tộc chứ không phải chuyện chơi. Chúng tôi dựng Nhà Việt Nam không thuần túy tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh mà đang làm công việc tạo dựng hình ảnh Việt Nam” - ông Hùng tâm sự. Đó là lý lẽ giúp ông và các cán bộ sứ quán thuyết phục Steak House dời đi với một khoản tiền đền bù hợp lý; thuyết phục được chính quyền Berlin. Thậm chí, Berlin Partner (một tổ chức của chính quyền thủ đô) cử luôn một tổ 7 chuyên viên tư vấn giúp dự án triển khai nhanh hơn.

Tiếp thị việt nam qua văn hóa

Chọn được mặt tiền, công việc tiếp theo là thiết kế mô hình. Ông Hùng đã bay ngay về nước tìm kiếm các nhà thiết kế, xây dựng chuyên nghiệp để thể hiện ý tưởng Việt cho mình. Công ty AAA, một đơn vị có bề dày thiết kế nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài đã được “chọn mặt gửi vàng”. “Ngôi nhà Việt” - bộ mặt của Việt Nam ở Đức - phải mang nét đặc trưng người Việt không lẫn vào đâu được mà vẫn rất hiện đại, sang trọng” - ông Hùng quả quyết. Vì thế, để giới thiệu ẩm thực Việt Nam, vốn rất nổi tiếng ở Berlin, hai nhà hàng mang tên Sen và Tứ Quý đã được thiết kế.

Nguyễn Xuân Hùng mơ màng: “Sen thật sự là biểu tượng của đời sống văn hóa, tâm linh của dân tộc. Trong nhà hàng này, bất kỳ cái gì cũng phải phảng phất biểu tượng hoa sen, kể cả thức ăn cũng rất nhiều món từ sen, chén bát, đồ dùng đều mang hình ảnh của sen. Tôi muốn hoa sen người Việt bốn mùa nở trên đất nước này!”. Còn với nhà hàng Tứ Quý, cả 4 mùa xuân - hạ - thu - đông được thể hiện rất công phu với mai - lan - cúc - trúc...

“Người Việt mình dù đi đâu, lúc nào cũng luôn hướng về cội nguồn. Khát vọng của chúng tôi là mang hình ảnh trọn vẹn của quê hương sang đây để làm nơi sinh hoạt cho cộng đồng người Việt. Sống ở nước ngoài lâu năm mới hiểu được nỗi khao khát đó của người Việt mình. Những hình ảnh và sinh hoạt ở ngôi nhà Việt, một mặt để giúp cho thế hệ người Việt trẻ ở đây không quên cội nguồn, mặt khác giúp cho những người nước ngoài hiểu đúng hơn về cội nguồn dân tộc của chúng ta” - Nguyễn Xuân Hùng chia sẻ, mắt ánh lên niềm vui khó tả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo