xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Soạn giả Viễn Châu và 50 năm bài tân cổ giao duyên

Thanh Hiệp thực hiện

Với 65 năm gắn bó với sân khấu cải lương, tên tuổi soạn giả Viễn Châu, nhạc sĩ đờn tranh Bảy Bá đã đi vào lòng người mộ điệu với hơn 2.000 bản vọng cổ, 70 kịch bản cải lương nổi tiếng. Đùåc biïåt, öng coân àûúåc nhùæc àïën là người khai sinh bài tân cổ giao duyên – một thể loại nhạc được công chúng yêu mến ngót nửa thế kỷ qua

- Phóng viên: Tính đến hôm nay là vừa tròn 50 năm kể từ khi bản tân cổ giao duyên đầu tiên của ông ra đời. Thưa soạn giả, từ động cơ nào ông đã sáng tác thể loại tân cổ giao duyên?

- Soạn giả Viễn Châu: Khi sân khấu cải lương hưng thịnh, ở Sài Gòn bài ca cổ được đón nhận như một món ăn tinh thần của người sành điệu. Hàng chục hãng dĩa ra đời cạnh tranh nhau, soạn giả thời đó có uy lắm, được săn đón, được trân trọng. Chính sự cạnh tranh đã khiến người ta phải suy nghĩ để tìm ra cái mới, như anh Thu An nghĩ đến việc dung hòa thi ca vũ nhạc kịch cho gánh Hương Mùa Thu, hoặc anh Năm Châu trước đó đi theo xu hướng sân khấu “thật” và “đẹp”, kết hợp giữa cải lương với kịch của phương Tây. Trên đà phát triển chung đã có rất nhiều người muốn cách tân sáng tạo bài vọng cổ. Tôi nằm trong số những tâm hồn khao khát đó. Năm 1958, sau nhiều đêm suy nghĩ, nhờ biết chơi đờn guitar và đờn tranh, tôi thử đem bài tân nhạc Chàng là ai? của anh Nguyễn Hữu Thiết hòa với bài vọng cổ. Tôi mạnh dạn bỏ hai câu 3, 4 vì dễ bị trùng lắp, để đưa tân nhạc vào, tạo thành một bài tân cổ giao duyên hoàn chỉnh. Sau đó đưa cho hãng dĩa thu âm và phát hành. Hãng dĩa Hồng Hoa phát hành dĩa vàng tân cổ giao duyên với giọng ca cô Lệ Thủy, lập tức bài tân cổ giao duyên được đông đảo thính giả đón nhận.

- Báo chí Sài Gòn thời đó đã phê phán rằng ông làm hư bài vọng cổ chính thống. Lúc dó tâm trạng ông thế nào?

- Tôi đọc và suy ngẫm rất nhiều. Lời phê bình thấu đáo thì mình nghe, còn lời lẽ hằn học, côn đồ thì mình gạt bỏ ngoài tai. Vấn đề là công chúng đã có được một món ăn tinh thần ngon miệng. Qua sàng lọc của thời gian, tôi đúc kết được, bài tân cổ giao duyên chỉ có thể phù hợp khi chọn ca khúc mang âm hưởng dân ca, gần với chất ngũ cung của âm nhạc cải lương thì mới quyện được. Nếu đem tiết tấu trẻ trung, dạng nhạc kích động của Hùng Cường, Mai Lệ Huyền thời đó vào thì không chấp nhận được.

- Hơn 2.000 bài tân cổ giao duyên và 70 kịch bản cải lương quả là một gia sản đồ sộ trong sự nghiệp sáng tác của ông!

- Tôi mang ơn anh Năm Châu đã cho tôi niềm tin vào khả năng viết kịch bản. Tôi đã đi theo chủ trương của anh: Sân khấu phải “thật” và “đẹp”. Điểm tựa của tôi trong sáng tác chính là đọc và chắt lọc những nét đẹp từ tiểu thuyết văn học. Tôi là “con mọt sách” từ năm 14 tuổi. Tôi thích cách viết của nhiều nhà văn: Hoàng Ngọc Phách (tác phẩm Tố Tâm) lãng mạn, ướt át; Tân Văn Tử (Giọt máu chung tình) trau chuốt, nên thơ; Phú Đức (Châu về hợp phố) xốc nổi, xôm trò; Hồ Biểu Chánh (Con nhà nghèo, Nợ đời) giọng văn rặt chất Nam Bộ; Lan Khai (Tiếng gọi của rừng thẳm) phiêu lưu, mạo hiểm; nhất là các tác phẩm dạt dào tình cảm của Khái Hưng, Nhất Linh. Điều thú vị nhất là các “sư phụ” tả về vẻ đẹp người phụ nữ thì hết ý, đọc đã thấy khoái nên khi tôi sáng tác bài ca cổ hoặc xây dựng hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm của mình, tôi thường dùng chất liệu văn học đã thẩm thấu từ những tác phẩm văn chương mình yêu thích.

- Mẫu phụ nữ trong tác phẩm của ông rất đa dạng, nhưng người ông yêu nhất là phụ nữ thị thành hay thôn dã?

- Tôi sinh ra ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh trong một gia đình có cha là hương cả, từ nhỏ đã mê học đờn tranh, tự mày mò học và nghiên cứu những ngón đờn qua dĩa hát nhựa, qua những đám hát tài tử ở làng quê. Năm 19 tuổi, máu phiêu bạt giang hồ nổi lên, tôi xách cây đờn tranh, trốn gia đình mua vé tàu lên Sài Gòn. Thanh niên miệt vườn lên đô thành thời đó bị choáng ngợp trước phụ nữ Sài thành. Nhưng nói thiệt lòng tôi chỉ rung động trước phụ nữ thôn quê. Có chút gì đó mặn mà, chất phác, gần gũi với tâm hồn mình. Có lẽ vì vậy mà tôi yêu nhiều, nhưng chỉ chọn một người phụ nữ làm vợ, đó là bà xã tôi hiện giờ.

- Để sáng tác bài tân cổ giao duyên nói riêng và bài vọng cổ nói chung, theo ông cần chú tâm điều gì? Vì sao ngày nay rất ít bài ca cổ được đánh giá là hay, sâu sắc?

- Sáng tác bất cứ thể loại nào cũng cần mang tâm hồn mình trải vào đó. Viết theo đơn đặt hàng nhưng tôi vẫn phải tìm chất liệu từ cuộc sống. Ngày nay cũng có bài ca cổ hay nhưng vì ít được phổ biến nên ít người nghe biết đến. Hơn nữa, qua thời gian mới đánh giá nó hay như thế nào. Nửa thế kỷ bài tân cổ giao duyên đã có được một điểm son chói lọi là người ta vẫn ca, vẫn nghe, soạn giả vẫn sáng tác.

- Riêng thể loại vọng cổ hài, một thể loại độc đáo từ cách viết đến cách ca đã lật ngược nguyên tắc “hễ vọng cổ là phải bi thảm, sầu não”. Ông phát triển thể loại này từ đâu?

- Tôi thích nhìn đời bằng đôi mắt lạc quan. Hồi đó bị một số báo “đánh tan nát” nhưng tôi vẫn cười. Anh Út Trà Ôn nói vui: “Anh lì đòn quá, đánh hoài mà hổng chết”. Tôi cứ vững vàng tiến bước với những gì mình cho là thể nghiệm. Bởi, nhờ có thất bại mới có thành công. Lúc viết thể loại vọng cổ hài, tôi nghĩ, con người sinh ra đã biết khóc khi buồn, biết cười khi vui. Cải lương lâu nay đã lấy nước mắt nhân gian, thì tại sao mình không để người nghe bài vọng cổ rồi cười. Nghĩ vậy, năm 1960 tôi viết bài Đêm tân hôn làm nên tên tuổi Văn Hường.

Ông được giới sân khấu gọi là bậc thầy “khai quan điểm nhãn” cho các giọng ca cải lương, hễ ông tạo cơ hội cho ai thì chắc chắn người đó nổi tiếng nhờ tác phẩm của ông.

Nhiều bài hát của ông gắn liền với nhiều danh ca: Tình anh bán chiếu (NSND Út Trà Ôn), Hoa lan trắng (sầu nữ Út Bạch Lan), Áo tình đắp mộ người yêu (NSƯT Ngọc Giàu), Tiếng trống tàn canh (nghệ sĩ Thành Được), Quan âm Thị Kính (NSƯT Lệ Thủy), Tu là cội phúc (nghệ sĩ Minh Cảnh), Lắng tiếng chuông ngân (NSƯT Thanh Nga), Nửa đêm sầu hận (NSƯT Mỹ Châu), Hạn Võ biệt Ngưu Cơ (nghệ sĩ Tấn Tài), Mồ chồng ngọn cỏ còn xanh (NSƯT Minh Phụng), Hoa trôi dòng nước bạc (nghệ sĩ Kim Ngọc)... Sau này các nghệ sĩ trẻ như: Vũ Linh, Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Vũ Luân... mới bước chân vào làng thu thanh đều chọn bài tân cổ giao duyên của ông để hát đầu tiên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo