xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tác giả kịch bản Nguyễn Mạnh Tuấn: Trong kịch bản không có cảnh "nóng"

Theo Phạm Thu Nga (Thanh Niên)

Nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn (tác giả kịch bản phim truyền hình Trần Thủ Độ và người tình, sau đổi tên thành Trần Thủ Độ) bày tỏ suy nghĩ xung quanh những thổ lộ của Thiên Lý khi rút khỏi đoàn phim Trần Thủ Độ.

 

img
Thiên Lý (phải) trong vai nguyên phi Trần Thị Dung - ảnh: đoàn phim cung cấp

 -  Anh có biết sự kiện á hậu Dương Trương Thiên Lý rút khỏi vai nữ chính Trần Thị Dung trong phim Trần Thủ Độ?

- Tôi đang tập trung toàn bộ thời gian cho một bộ phim khác, nên mấy ngày qua cũng ít đọc báo. Tôi mới được nghe báo rằng trên Thanh Niên có tin Thiên Lý rút khỏi đoàn phim Trần Thủ Độ vì trong phim có cảnh theo cô là "tươi mát", "hở hang".  

- Anh có ý kiến gì về phát biểu trên của Thiên Lý?

- Tôi được biết Thiên Lý đã đọc kịch bản khá kỹ trước khi bắt đầu vai diễn. Còn đạo diễn Đào Duy Phúc, những phim anh ấy đã làm tôi đều thấy rất trong sáng. Do đó, cần phải biết chính xác Thiên Lý từ chối cảnh nào, trong trường hợp cụ thể nào, để tránh oan cho Thiên Lý hoặc tránh oan cho đoàn làm phim. Vì không phải ai cũng hiểu "tươi mát" như nhau. Cần nhớ, nhân vật Trần Thị Dung xuất thân trong gia đình thuyền chài vùng Nam Định xưa, ở đó, theo những nghiên cứu của tôi, thì nam nữ có khi "tắm truồng" với nhau, phụ nữ thường mặc áo yếm… Nếu phim có những cảnh làm đúng theo thực tế này thì liệu có bị coi là "hở hang" không?

Về trang phục của nhân vật, nếu làm đúng theo lịch sử thì chắc chắn khán giả sẽ chê... xấu: khi còn ở quê, trước khi lên Thăng Long, đúng ra Trần Thủ Độ phải đóng khố, cởi trần, để đầu trọc, còn Trần Thị Dung phải nhuộm răng đen, mặc váy mốc… Tuy nhiên ở đây chúng ta đang làm phim truyện, chứ không phải làm phim phục cổ, do đó người làm phim được quyền hư cấu trong một giới hạn nhất định để làm đẹp cho nhân vật. Có thể trong một cảnh quay cụ thể nào đó trang phục nhân vật có "hở", nếu là diễn viên chuyên nghiệp họ sẽ chấp nhận được, nhưng với một diễn viên lần đầu đóng phim như Thiên Lý thì bị sốc chăng? Theo tôi nếu giữa đoàn phim và Thiên Lý có khúc mắc thì có lẽ do khác nhau về quan điểm nghệ thuật.
 
-  Trong kịch bản Trần Thủ Độ và người tình mà anh viết có cảnh nào diễn tả cảnh quan hệ giữa hai nhân vật nam - nữ chính (Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung) có thể xếp vào loại cảnh "nóng" không?

- Không. Thứ nhất, quan điểm của tôi là không nên đưa những cảnh "nóng" vào phim truyền hình, vì không chỉ người lớn xem phim mà còn có cả trẻ con, người già cùng xem. Thứ hai là mối quan hệ giữa Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung khi họ còn trẻ cũng không có chuyện đó. Trước khi lên Thăng Long, họ đã yêu nhau nhưng chưa "có gì" với nhau, chứ nếu có rồi thì làm sao Trần Thị Dung trở thành vợ của Thái tử Sảm được? Sau này Trần Thị Dung làm vợ vua, Trần Thủ Độ là quan to trong triều Lý, họ cũng chỉ nhớ thương thầm, sự tự trọng không cho phép họ đi lại vụng trộm với nhau. Trong kịch bản là thế, còn nếu như đoàn làm phim có sáng tạo thêm rằng họ quá nhớ thương nhau mà tưởng tượng ra những cảnh ái ân thì tôi không biết.

- Thế còn giữa Trần Thị Dung và Thái tử Sảm thì sao, khi vị thái tử này cũng rất yêu Trần Thị Dung?

- Nếu tôi nhớ không nhầm (vì kịch bản viết cách đây đã mấy năm) thì cũng không có cảnh nóng giữa Thái tử Sảm và Trần Thị Dung. Thái tử Sảm biết rõ Trần Thủ Độ yêu Trần Thị Dung nhưng vẫn để ông làm quan trong triều. Giữa Thái tử Sảm - Trần Thị Dung - Trần Thủ Độ là mối quan hệ tay ba phức tạp nhưng rất đẹp, không thể có những cảnh dung tục.
 
- Không có Thiên Lý thì bộ phim cũng vẫn phải hoàn thành. Anh có nghĩ rằng với một diễn viên khác thay thế Thiên Lý thì bộ phim sẽ theo đúng quan điểm sáng tác của đạo diễn?
 
- Tất cả những điều tôi nói ở trên về nguyên nhân dẫn đến trục trặc này đều là phỏng đoán. Còn nếu (cũng là nếu thôi nhé) phim có những cảnh hở hang khêu gợi quá lố thì thế nào khâu kiểm duyệt cũng cắt, chắc chắn thế.  

"Thứ nhất, quan điểm của tôi là không nên đưa những cảnh “nóng” vào phim truyền hình, vì không chỉ người lớn xem phim mà còn có cả trẻ con, người già cùng xem. Thứ hai là mối quan hệ giữa Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung khi họ còn trẻ cũng không có chuyện đó".

Tác giả kịch bản Nguyễn Mạnh Tuấn

"Về mối tình giữa Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ, kịch bản văn học không có đoạn nào "nhạy cảm", hở hang. Nhưng vì cô Thiên Lý đã trả lời trên báo là cô ấy được yêu cầu phải đóng những cảnh hở hang thì theo tôi, cần phải làm minh bạch, tức là cần phải làm rõ nguyên nhân thật sự của việc không hợp tác giữa đoàn làm phim và diễn viên Thiên Lý là gì".

Ông Lê Đăng Thực - Chủ tịch Hội đồng thẩm định kịch bản văn học dự án phim truyền hình lịch sử Trần Thủ Độ

 

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Lê Tiến Thọ: Không phản cảm được đâu!

img

 
Với tư cách cơ quan quản lý nhà nước và cũng là đơn vị giám sát chuyên môn của Bộ VH-TT-DL, Thứ trưởng Lê Tiến Thọ (ảnh) cho biết:

- Tôi đã yêu cầu đoàn làm phim phải có báo cáo giải trình. Kịch bản mang ra để đọc và kịch bản để quay là hai chuyện khác nhau. Đạo diễn có quyền sáng tạo. Trên thực tế, đạo diễn có thể cắt một lời nói trong kịch bản văn học, hoặc có thể chọn một góc quay đặc tả một đôi mắt, hoặc dùng âm nhạc để thể hiện một động tác rung tay mà trong kịch bản văn học không có. Nghệ thuật có đặc thù là vậy. Vì thế mới có chuyện kịch bản văn học duyệt rồi, phim quay xong rồi, còn cần phải có hội đồng duyệt phim để duyệt lần nữa. Tuy nhiên, nói gì thì nói, điều quan trọng nhất bây giờ vẫn là hiệu quả làm phim Trần Thủ Độ đến đâu.

- Trong trường hợp phim "Trần Thủ Độ" - dự án phim lịch sử kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, nếu có cảnh hở hang thì xử lý thế nào?

- Tầm hiểu biết, tầm quan điểm, bề dày văn hóa của mỗi người khác nhau. Người ít tuổi quan niệm khác người trải đời. Vì thế, sự khác nhau trong cảm nhận về nghệ thuật là điều dễ hiểu. Trong trường hợp này, có thể quan niệm của đạo diễn và của diễn viên khác nhau. Thiên Lý cho rằng phim có những cảnh hở hang, phản cảm có thể đó là do quan niệm của cô ấy, nhưng có thể đạo diễn lại quan niệm khác. Vì vậy, sẽ phải có hội đồng duyệt phim nghiêm túc về chất lượng tư tưởng và nghệ thuật của phim. Có những phim đã hoàn thành rồi nhưng trái với quy định của pháp luật thì vẫn không được công chiếu. Trường hợp phim Trần Thủ Độ mà hở hang, phản cảm thật thì sẽ không thể chiếu được. Qua đây, tôi cũng đề nghị cảnh tỉnh mấy "ông" đạo diễn. Không phản cảm được đâu! Phải có mức độ!

- Cách đây ít lâu, đoàn làm phim còn khen ngợi trình độ diễn xuất và sự thông minh của diễn viên Thiên Lý, nhưng mới hợp tác được 1 tháng, hợp đồng chưa kết thúc mà đã "đứt gánh giữa đường". Ông nghĩ sao về tính chuyên nghiệp?

- Điều này cho thấy cái mà mình chuẩn bị không kỹ thì sẽ lúng túng. Tôi đang chờ báo cáo của Hãng phim truyện I. Nhưng rất có thể hợp đồng giữa Hãng phim truyện I và Thiên Lý chưa chặt chẽ, chưa cụ thể dẫn đến việc diễn viên cũng không biết mình phải đóng thế nào.

Y Nguyên

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo