xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tái dựng vở diễn lịch sử, bao giờ?: Chung tay vỗ nên kêu

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Dựng vở sân khấu lịch sử, những người làm nghề phải đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn nhưng nếu hiệp lực sẽ làm được

Đạo diễn NSƯT Ca Lê Hồng nói: “Chúng ta đã bỏ phí một lượng lớn tác phẩm sân khấu ca ngợi chiến công trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Việc tái dựng những tác phẩm này đang đặt ra trách nhiệm của người trong giới sân khấu làm sao tạo nên bước đột phá mới cho tác phẩm, khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc trong giai đoạn cả nước đang hướng về biển đảo thân yêu”.

Trách nhiệm nghệ sĩ

Trên thực tế, để các vở diễn sân khấu thuộc đề tài lịch sử tham gia cơ chế thị trường, các giá trị đã định hình dễ bị chuyển dịch, thay đổi, đảo lộn. Những chức năng nghệ thuật trước đây luôn là tiêu chuẩn để thẩm định tác phẩm như: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ đã bị chức năng giải trí lấn át, thậm chí có vở diễn được tái dựng như bị thay thế hoàn toàn.

Theo đạo diễn NSƯT Ca Lê Hồng: “Tái dựng kịch bản lịch sử trong giai đoạn này đòi hỏi những người làm nghề tâm huyết phải có quan điểm toàn diện: Ca ngợi chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm; giáo dục đạo đức, ý thức tự hào dân tộc thông qua giá trị thẩm mỹ; bảo đảm được yếu tố hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Thời bao cấp, dựng vở diễn sân khấu chỉ nghĩ đến “cung”, còn “cầu” có sẵn. Thời thị trường, chỉ “cung” khi có “cầu”. Việc giải quyết “cầu” hiện nay trở thành vấn đề tối quan trọng. Làm thế nào để giữ được tính dân tộc qua mỗi tác phẩm lịch sử khi được tái dựng? Những giá trị truyền thống nào cần phải giữ? Những giá trị hiện đại nào cần tiếp nhận, đưa vào vở diễn lịch sử một cách hợp lý, đó là những vấn đề cần phải bàn, trước đòi hỏi cần tái dựng những tác phẩm lịch sử đỉnh cao”.

Cảnh trong vở kịch Bí mật vườn Lệ Chi của Sân khấu Kịch IDECAF
Cảnh trong vở kịch Bí mật vườn Lệ Chi của Sân khấu Kịch IDECAF

NSND Thanh Tòng phân tích thêm: “Qua 2 đợt tái dựng uy tín: chương trình “Gìn vàng giữ ngọc” và “64 năm thành lập Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga” cho thấy sự tái diễn rất cần sức hấp dẫn của nghệ sĩ tên tuổi. Chương trình “Gìn vàng giữ ngọc” quy tụ được 3 thế hệ làm nghề với sự góp mặt của đôi tài danh Bạch Lê, Thanh Bạch từ Pháp về; Điền Thanh từ Úc sang hoặc chương trình kỷ niệm “64 năm thành lập Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga” đã có đến 4 thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng tham gia cho thấy đã đến lúc việc tái dựng kịch bản lịch sử phải tập hợp lực lượng nghệ sĩ tên tuổi và đạo diễn dàn dựng phải đủ bản lĩnh tạo nên dấu ấn mới cho tác phẩm”.

Theo NSND - họa sĩ Phan Phan: “Muốn tái dựng kịch bản lịch sử khi sàn diễn thiếu kịch bản hay, nghệ sĩ phải dẹp bỏ cái tôi quá lớn của mỗi người để chung tay”.

Nhà nước phải hỗ trợ

Tái dựng kịch bản lịch sử hiện nay cần có sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước. Ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Sân khấu Kịch IDECAF, cho biết: “Quỹ phát triển văn hóa của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP HCM phải hỗ trợ nguồn kinh phí cho việc dàn dựng mới hoặc tái dựng tác phẩm đỉnh cao. Vừa qua, sân khấu chúng tôi đã 3 lần tái dựng vở Bí mật vườn Lệ Chi nhưng để biểu diễn tác phẩm này một cách rộng rãi, giá vé vừa túi tiền với khán giả sinh viên, công nhân thì phải có nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ. Hằng năm, chúng tôi phải lấy tiền lãi của chương trình Ngày xửa, ngày xưa để bù cho việc dựng vở lịch sử. Trên thực tế, dựng vở lịch sử rất tốn kém nhưng doanh thu không cao”.

NSND Hồng Vân cho biết thêm: “Vở Nỏ thần là kịch lịch sử duy nhất mà Sân khấu Kịch Phú Nhuận thực hiện, đến nay, muốn tái diễn mà bán vé mềm cho đối tượng sinh viên, chúng tôi cần phải có tài trợ. Nhưng khó ở chỗ kịch lịch sử không kiếm được nhà tài trợ. Chỉ có nhà nước là có thể giải quyết được vấn đề này để đưa kịch lịch sử đến được với công chúng trẻ”.

Lý luận phê bình cần vào cuộc

Tái dựng tác phẩm đề tài lịch sử rất cần đội ngũ lý luận, phê bình vào cuộc. NSND Phạm Thị Thành nhận định: “Trước đây, vì sao hàng trăm tác phẩm sân khấu lịch sử được công chúng đón nhận, là vì đội ngũ lý luận phê bình rất công tâm trong việc khen chê, phân tích điểm hay, điều hạn chế qua mỗi tác phẩm, mỗi vai diễn. Vở diễn đề tài lịch sử được tái dựng phải thực sự sống trong đời sống sàn diễn. Theo tôi, để tái dựng thật tốt những tác phẩm đỉnh cao, đội ngũ lý luận phê bình phải thể hiện vai trò của mình trong việc định hướng người làm nghề nâng cao giá trị tác phẩm”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo