xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thê lương hát bội: Bảo tồn hay xóa?

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Nếu không có chiến lược bảo tồn và phát triển hiệu quả thì hát bội tồn tại ở TP HCM như hiện nay càng làm giảm đi giá trị vốn có của một bộ môn nghệ thuật truyền thống mang tính bác học

Những giá trị thực của nghệ thuật hát bội vẫn mãi còn đó và không thể mất đi một cách dễ dàng. Tuy nhiên hiện nay, bộ môn này đang ở vào giai đoạn vô cùng khó khăn. Tình trạng mất dần người mộ điệu đang làm cho sân khấu hát bội ngày càng trở nên èo uột. Vì thế, hơn bao giờ hết, nghệ thuật hát bội cần có sự định hướng mới, phải có chiến lược bảo tồn đúng tầm.

Có tội với tiền nhân

Khách quan mà nói, các vở tuồng hát bội đều có cốt truyện vừa hấp dẫn, gay cấn hồi hộp vừa là bài học nhân ái, đạo đức. Cộng thêm hình thức biểu diễn đa dạng, trang phục đẹp mắt, nghệ sĩ biểu diễn mềm mại, uyển chuyển nên thu hút khán giả.

Nghệ sĩ hát bội ngồi bệt trong một góc đình hóa trang, chuẩn bị ra sân khấu biểu diễn
Nghệ sĩ hát bội ngồi bệt trong một góc đình hóa trang, chuẩn bị ra sân khấu biểu diễn

Theo NSND Đinh Bằng Phi, hát bội ở miền Nam được du nhập từ nhiều vùng miền, tạo dựng nên phong cách ca diễn mang tính cung đình, dù lưu diễn khắp nơi trong dân gian nhưng vẫn giữ được chất sang trọng, quý phái. Giữ cho được sự chuẩn mực của hát bội chính là bảo tồn đúng không gian ca diễn, với dàn nhạc đúng chuẩn, bài bản, tích tuồng đúng niêm luật, có như vậy mới giữ được tinh hoa của hát bội, chứ để bộ môn này sống lăn lóc, ăn đình, ngủ chợ, biểu diễn nhếch nhác là có tội với tiền nhân.

NSƯT Ngọc Khanh, Chủ nhiệm CLB Sân khấu hát bội Ngọc Khanh, chia sẻ: “Từ những năm 1930, hát bội đã bị cải lương từng bước giành mất vai trò và vị trí chủ đạo trong nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu. Hát bội ngày càng suy tàn và chỉ bám trụ trong đình làng- nơi cần các buổi hát chầu của mỗi mùa lễ kỳ yên. Những năm gần đây, từ chủ trương bảo tồn, phát huy văn hóa nghệ thuật truyền thống, các lễ hội ở đình, miễu mới được chú ý, mở ra điều kiện thuận lợi cho hát bội biểu diễn. Tuy nhiên, không gian hoạt động của nó vẫn còn giới hạn trong việc hát chầu có chức năng thực hành nghi lễ của cúng đình. Nói cách khác, triển vọng của loại hình sân khấu cổ điển này vẫn chưa mấy sáng sủa. Thiện chí bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng thì ai cũng nói được nhưng làm cho ra trò, trả lại đúng không gian của hát bội, chuẩn mực của nghệ thuật ca diễn, vẫn còn là bài toán khó có lời giải”.

Đưa vào bảo tàng, sao không?

Cứu hát bội không thể bằng thái độ thờ ơ, không thể bằng lòng với chỉ tiêu diễn hơn 150 suất/năm dù phải hát chầu, hát đình mà cần một chiến lược để bảo tồn và phát huy giá trị nguyên bản. Theo NSND Ngọc Giàu: “Bảo tồn không thể để hát bội sống lăn lóc ở đình, miễu mà phải vào nhà hát chuyên nghiệp, nhất là đối với nghệ sĩ biên chế trong một đơn vị nhà hát như Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM. Với các nước tiên tiến, những loại hình nghệ thuật cổ truyền đều được nhà nước đưa vào bảo tồn trong các bảo tàng. Không gian bảo tàng đều có những sàn diễn để khán giả và du khách vừa tham quan hiện vật vừa xem biểu diễn”.

NSND Ngọc Giàu cho biết thêm năm 2014, bà đã sang Pháp biểu diễn theo lời mời của Hiệp hội Bảo tàng quốc tế Paris. Tại đây, bà chứng kiến người Pháp đưa những bộ môn nghệ thuật kinh điển vào hệ thống bảo tàng, có những sàn diễn phục vụ khách tham quan thưởng thức nghệ thuật biểu diễn. Ở đây, nghệ thuật biểu diễn đạt đúng chuẩn, tạo được dấu ấn với du khách và là nơi cho sinh viên, học sinh đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu. “Ở ta, việc đưa nghệ thuật hát bội nguyên bản vào bảo tàng như ở Pháp mới thật sự là điều cần thiết trong xu thế phát triển hôm nay, không thể cứ để hát bội sống lây lất, thê thảm, tự đánh mất giá trị nghệ thuật” - NSND Ngọc Giàu nói.

Nguy cơ  thất truyền

Đời sống khó khăn, điều kiện làm nghề không có khiến nhiều gia đình nghệ sĩ hát bội không muốn con mình tiếp tục theo nghề. Theo ông Nguyễn Anh Kiệt, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM, hiện nay đơn vị nghệ thuật này đã đầu tư phát triển nghề cho 14 diễn viên trẻ. “Dẫu có khó khăn đến mấy, chúng tôi vẫn nỗ lực truyền nghề cho diễn viên trẻ, không để bộ môn nghệ thuật này bị mai một” - ông Kiệt nói.

Tuy nhiên, không ai dám khẳng định 14 nghệ sĩ trẻ của nhà hát này sẽ không bỏ nghề giữa chừng nếu cuộc sống của họ không được bảo đảm và điều kiện phát triển nghề không có.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo