xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thi hoa hậu: Quá “thoáng”!

Hoàng Lan Anh

Thí sinh từng có tiền án, tiền sự, giải phẫu thẩm mỹ cũng đều được dự thi và có cơ hội trở thành hoa hậu

Thi hoa hậu lâu nay được dư luận rất quan tâm bởi đây là một hoạt động nhạy cảm, dễ xảy ra bê bối, không hay cả từ phía nhà tổ chức lẫn thí sinh. Không ít xì-căng-đan xảy ra hằng năm từ những cuộc thi hoa hậu.

 
“Thoáng” không đúng chỗ
 
Quy chế thi hoa hậu đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) ban hành và thay đổi nhiều lần nhằm điều chỉnh thực tế của hoạt động này. Lần này, thi hoa hậu được Bộ VH-TT-DL đưa hẳn thành một chương trong dự thảo Nghị định Biểu diễn nghệ thuật sẽ trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới. Điều đó cho thấy Nhà nước rất coi trọng hoạt động này. Tuy nhiên, những gì quy định trong dự thảo nghị định lại sơ sài đến mức hời hợt, thậm chí bỏ qua rất nhiều quy định trong quy chế.
img

Thùy Linh bị thu hồi danh hiệu Hoa hậu áo dài tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt 2010 vì giải phẫu thẩm mỹ. Ảnh: Ngọc Ánh

 
Theo quy định mới, điều kiện để dự thi hoa hậu được giảm đi khá nhiều. Theo những quy định trong quy chế tổ chức thi hoa hậu hiện hành, thí sinh phải chưa qua giải phẫu thẩm mỹ hoặc chuyển đổi giới tính; không có tiền án, tiền sự; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dự thảo của nghị định này không đề cập. Có nghĩa là thí sinh dù đã có tiền án, tiền sự hoặc trải qua phẫu thuật thẩm mỹ thân hình vẫn có thể đăng quang ngôi hoa hậu.
 
Ông Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VH-TT-DL, cho rằng với những người từng phạm tội nhưng đã thay đổi, phải cho người ta cơ hội làm lại. Ví như khi đã cải tạo tốt và trở lại làm công dân bình thường thì họ có quyền bình đẳng như bao người khác. Tuy nhiên, nhiều nhà văn hóa, quản lý các công ty người mẫu, thậm chí chính các người mẫu, lại không có chung suy nghĩ này.
 
Ông Dương Xuân Nam, người từng nhiều năm giữ cương vị trưởng ban tổ chức cuộc thi hoa hậu Việt Nam, cho biết tại các cuộc thi hoa hậu Việt Nam, thí sinh muốn được đăng quang phải có “3 dấu đỏ”, tức là phải có xác minh của chính quyền địa phương, cơ quan, nhà trường nơi thí sinh đang ở, làm việc, theo học về nhân thân của thí sinh này. Nếu bỏ quy định này, chẳng hạn một thí sinh bị kỷ luật đuổi học mà được đăng quang hoa hậu hay á hậu thì ngay lập tức sẽ gây phản ứng dữ dội từ dư luận. Ông Dương Xuân Nam nhận định cách làm luật này thiếu thực tế, “thoáng” không đúng chỗ. Trước ý kiến cho rằng những quy định mới thể hiện tính “nhân văn” đối với thí sinh, theo ông Nam đã là văn bản luật thì phải chặt chẽ, mang tính pháp lý chứ không thể có cảm tính.
 
Sắc đẹp “dao kéo” được dự thi?
 

Dự thảo Nghị định Biểu diễn nghệ thuật, do Bộ VH-TT-DL soạn thảo, dù đã được sửa chữa đến lần thứ 7 vẫn bị đánh giá là rất sơ sài, ôm đồm và khó khả thi, thậm chí là nhiều kẽ hở, gây tranh luận.

Cũng theo dự thảo nghị định này, thí sinh dự thi hoa hậu không còn bị kiểm tra chặt chẽ về giải phẫu thẩm mỹ như các cuộc thi lâu nay diễn ra tại Việt Nam, có nghĩa là thí sinh đã qua giải phẫu thẩm mỹ, dù tiểu phẫu hay đại phẫu đều được quyền tham gia.
 
Ông Quang Tú, Giám đốc Công ty Người mẫu New Talent, đơn vị đã từng đưa hai người đẹp Mai Phương Thúy và Ngọc Hân lên ngôi hoa hậu Việt Nam, cho rằng khi chọn hoa hậu, phải chọn người có sắc đẹp tự nhiên. Công nghệ làm đẹp hiện nay rất tiên tiến, có thể biến cái không thể thành có thể, biến từ “vịt” thành “thiên nga” và việc tôn vinh những nàng thiên nga đã qua phẫu thuật là hoàn toàn không công bằng với các thí sinh khác.
 
Theo ông Tú, nếu có “dao kéo” thì chỉ là tiểu phẫu và phải quy định rõ được chỉnh sửa đến đâu. Việc “tự do dao kéo” hoặc chỉ tôn vinh cái đẹp bên ngoài mà không chú ý đến khía cạnh đạo đức, nhân cách thí sinh trong các cuộc thi sắc đẹp là không thể chấp nhận được.
 
Ông Dương Xuân Nam khẳng định quan điểm hoa hậu phải là người có sắc đẹp tự nhiên hoàn thiện. Theo ông Nam, người không phẫu thuật và người đã trải qua phẫu thuật sức đẹp không thể dự thi cùng nhau, nếu cho phép người đã phẫu thuật thẩm mỹ dự thi sắc đẹp tức là khuyến khích các cô gái tìm đến các trung tâm thẩm mỹ. Và như thế, các cuộc thi sắc đẹp sẽ trở thành cuộc thi chỉ dành cho những người giàu có. “Xã hội Việt Nam vốn trọng gia đình, cộng đồng, đạo đức, vì vậy khi soạn thảo nghị định, các nhà soạn thảo phải tính đến yếu tố xã hội, kín kẽ chứ không thể làm việc theo kiểu cảm tính, xa rời thực tế” - ông Dương Xuân Nam nhấn mạnh.
 

Tăng số lần tổ chức

 
Theo nghị định dự thảo, thi hoa hậu có quy mô toàn quốc mỗi năm tổ chức không quá 2 cuộc/năm. Các cuộc thi người đẹp khác của vùng, tỉnh, ngành… thì sẽ được cấp phép không quá 3 cuộc/năm. Giải thích lý do của việc “nới lỏng” này, ông Vương Duy Biên cho rằng trước đây, do dùng kinh phí Nhà nước để tổ chức các cuộc thi như vậy nên phải quy định hạn chế số lượng. Nhưng nay tính xã hội hóa cao hơn, các tập đoàn, công ty đã tham gia nhiều hơn vào hoạt động này, theo đó nhu cầu các cuộc thi sắc đẹp cũng tăng lên nên việc nới rộng các quy định về số lượng như vậy là hợp lý.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo