Trong một xưởng sửa chữa ô tô, có một anh trợ lý giám đốc (Anh Vũ) chuyên bắt nạt nhân viên cấp dưới để lấy lòng sếp (Minh Hoàng). Tới ngày hội diễn văn nghệ, anh tìm một ban nhạc “làm kiểng” và tất nhiên ca sĩ chỉ hát “lip - syne” (nhép miệng). Quá quắt hơn, anh chọn bài thơ của sếp để mở màn chương trình và Ngọc Cưỡng (Thúy Nga) - cô công nhân gò -được chọn ngâm bài thơ này. Quá bất mãn với cách làm việc theo kiểu hình thức, Thu Thủy (Cát Phượng) xin nghỉ việc. Nhưng, cô bị mẹ ruột (Tú Trinh) lôi kéo vào con đường buôn bán hàng dỏm và một tiệm bán đồ cổ đã “mọc” lên tại nhà cô. Trong đó toàn là đồ giả, tất nhiên khách Tây, Tàu, Việt kiều đến mua cũng “giả”. Một tên giả danh giáo sư nghiên cứu đồ cổ (Hữu Quốc) đã dựng lên một màn kịch để cướp tài sản của mẹ con Thu Thủy. May nhờ có anh em công nhân và ông giám đốc sớm thức tỉnh căn bệnh quan liêu, tìm đến nhà Thu Thủy ngăn chặn bàn tay phạm pháp của những kẻ bất lương. Vở Cái bình cổ đả phá nạn quan liêu, “bệnh” hình thức. Ý nghĩa trọng đồ cổ ở đây còn bao hàm giá trị thực tế của con người, không thể chỉ nhìn qua hình thức bên ngoài mà đánh giá đúng tâm hồn và nhân cách.
Các diễn viên đã mang lại những tiếng cười phê phán thú vị cho khán giả. Cát Phượng vào vai Thu Thủy duyên dáng, chở nặng tâm tư của một nữ công nhân. Nghệ sĩ Tú Trinh vẫn chứng tỏ được bản lĩnh khi vào vai bà mẹ khó tính, thương con nhưng vô tình hại con mình. Tiếc rằng cảnh trí còn quá sơ sài, không phục vụ tốt cho diễn xuất...
Bình luận (0)