xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếng nói mạnh mẽ từ “Gia phả của đất”

Hoàng Lan Anh

Không phải bộ phim nào cũng nói được thực tế phũ phàng, những thói hư tật xấu đang diễn ra hằng ngày, nhất là ở đội ngũ cán bộ đảng viên, như “Gia phả của đất”

Số phận người dân từ làng ra thành phố, những bi kịch cũng như nỗ lực thay đổi cuộc sống của nông dân Bắc Bộ từ những năm 1970 tới nay; những xung đột trong tiến trình đi lên của nông thôn, đô thị hóa sinh ra bất công; nạn tham ô, tham nhũng, tư cách đạo đức của một bộ phận cán bộ từ cấp thôn, xã đến huyện, tỉnh được phơi bày trong “Gia phả của đất” đã đủ sức kéo khán giả ngồi trước màn hình VTV1 mỗi tối từ thứ tư đến thứ sáu hằng tuần.

Chính luận nhưng không khô khan

Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hoàng Minh Tường, “Gia phả của đất” qua bàn tay đạo diễn - NSƯT Quốc Trọng thêm một lần nữa trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn dành cho khán giả.

Câu chuyện từ làng quê ra phố thị với những vấn đề luôn nóng hổi tính thời sự đã thực sự ám ảnh người xem. Bức tranh nông thôn hiển hiện trước mắt khán giả với thực tế đắng cay của mô hình quản lý duy ý chí, lỗi thời, áp đặt với những tồn tại, thiếu sót và lạc hậu trong cơ chế bao cấp. Ở đó, đa phần những người nông dân bị cuốn theo dòng chảy của thời cuộc. Sự thuần phác, vô tư, nhiệt tình của họ bị lợi dụng bởi chính sự tha hóa, biến chất của những kẻ tham tiền, quyền và duy ý chí…

Chính luận nhưng vẫn hấp dẫn. Sức hấp dẫn của “Gia phả của đất” đến từ những câu chuyện đời thường, những xấu - tốt đời thường. Thẳng thắn nhưng giản dị, người làm phim đưa lên màn ảnh những nhân vật điển hình mang đậm tâm tính con người ở một xã nông nghiệp Bắc Bộ: người giáo điều, kẻ hám thành tích luôn tìm cách đầu cơ trục lợi, thậm chí không thiếu những thủ đoạn nham hiểm; người trung thực luôn đấu tranh và chịu rất nhiều thiệt thòi cho bản thân và gia đình. Có người cô đơn, lẻ loi vì không tìm thấy hạnh phúc cá nhân; có người mang lòng tham vô đáy, để rồi quyền - tiền đã biến họ trở nên tha hóa, biến chất.

Cảnh trong phim “Gia phả của đất” Ảnh: Hoàng Dương
Cảnh trong phim “Gia phả của đất” Ảnh: Hoàng Dương

Đạo diễn Quốc Trọng nói trong phim của ông không có ai tốt hoàn toàn, cũng không có ai xấu hoàn toàn, trong họ luôn có 2 mặt tốt - xấu tồn tại đan xen và luôn phải đấu tranh với điều đó. “Tôi muốn đi sâu hơn vào thân phận con người, tất cả đều có những cái tốt, cái xấu, có những bất hạnh, những góc khuất…” - đạo diễn Quốc Trọng bộc bạch.

Chính Hoàng Hải, người thủ vai chủ nhiệm Cơ, cũng thừa nhận ngay khi đọc kịch bản phim, anh đã thấy rất hào hứng. Chủ nhiệm Cơ không hẳn chính diện, cũng không hẳn phản diện, là một vai rất… con người, tùy theo thời cuộc mà tốt, xấu được bày ra. Cơ, từ một cán bộ đầy nhiệt huyết, chân chất thay đổi vì chạy theo quyền lực, tiền bạc rồi dần đánh mất mình đã được Hoàng Hải thể hiện xuất sắc.

Vai diễn trung tâm khác gây ấn tượng không kém là Trần Sinh của NSƯT Đỗ Kỷ. Đây là hình tượng nhân vật sinh động nhất về một lớp cán bộ duy ý chí trong quản lý, đạo đức giả, thoái hóa, biến chất. Từ bí thư huyện, Trần Sinh leo lên ghế chủ tịch tỉnh với thành tích là người có công trong việc tiên phong áp dụng phương thức khoán hộ ở nông thôn mặc dù trước đó ông đã đòi gô cổ những nông dân tổ chức khoán chui và kết tội họ “phá hoại xã hội chủ nghĩa”. Một kiểu cướp công trắng trợn. Trong mắt vợ, Trần Sinh là người chồng chung thủy; với con trai, ông là ông bố thần tượng nhưng đời tư là cán bộ quan hệ tình cảm bất chính, tham ô, tham nhũng. Khi Trần Sinh đột ngột qua đời vì tai nạn máy bay, trong két sắt của ông có vô số vàng, USD và hàng tỉ đồng biếu xén đang được cất giữ.

Đội ngũ nghệ sĩ giàu kinh nghiệm diễn xuất như NSND Minh Châu (Ngân), NSƯT Đình Chiến (bí thư xã), Phú Đôn (phó bí thư xã),… cùng lớp diễn viên trẻ: Danh Tùng, Huyền Trang, Đàm Hằng, Huyền Sâm… đã góp phần làm nên thành công về diễn xuất cho “Gia phả của đất”.

Phần âm nhạc của nhạc sĩ Trọng Đài cũng là điểm cộng cho phim.

Ngại khó là có tội

Không phải bộ phim nào cũng nói được thực tế phũ phàng, những thói hư tật xấu đang diễn ra hằng ngày, nhất là ở đội ngũ cán bộ đảng viên, như “Gia phả của đất”. Cùng với thân phận con người, bộ phim cũng cho thấy những cuộc đối đầu vô cùng quyết liệt và gian truân trong việc lựa chọn những cán bộ vì quyền lợi cá nhân hay vì lý tưởng. Đó cũng là một trong những lý do khiến “Gia phả của đất” giữ chân được khán giả trước màn ảnh nhỏ.

Hỏi đạo diễn Quốc Trọng, với sự thẳng thắn trong cách nhìn nhận như vậy, ông có gặp khó khăn gì khi kiểm duyệt bộ phim, đạo diễn bảo khi ông làm nghề bằng chính cái tâm thật sự của mình, chẳng thấy có điều gì là khó khăn cả. “Những điều tôi làm, khi có yêu cầu sửa chữa, tôi luôn tranh luận đến cùng để tìm ra cái đúng, cái sai” - đạo diễn cá tính này cho hay.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải từng chia sẻ “Gia phả của đất” là bộ phim “4K”: Đề tài “khô”, làm phim “khó”, diễn viên “khổ” và khi phát sẽ “kén” khán giả. Biết điều ấy nhưng Quốc Trọng vẫn bị cuốn hút với đề tài này. Ông bảo chẳng ai điên rồ chỉ chăm chăm ôm cái khó, cái khổ vào mình (nhất là với điều kiện sản xuất cũng như điều kiện tài chính đều như nhau giữa các phim), cũng chẳng ai điên giành những thứ đó để mong sự nổi tiếng hay được khen. Tôi chỉ nghĩ đơn giản một điều là nếu chúng ta ngại khó, chỉ tìm đến những thứ dễ duyệt, dễ làm, dễ thu nhập… nhiều khi sẽ là có tội. Có tội với chính mình, với xã hội và nhất là với lớp trẻ” - đạo diễn mái tóc đã bạc trắng này tâm sự.

Làm những gì mình thích thú

Từng làm các phim với nhiều đề tài khác nhau (chiến tranh, trẻ con, thành phố…) và đều mang về thành công nhưng gần chục năm trở lại đây, Quốc Trọng đắm đuối theo đuổi những dự án phim về đề tài nông thôn. Sống trong thời kỳ bao cấp, tích lũy đầy đủ những trải nghiệm của thời kỳ khó khăn này, Quốc Trọng đưa vào phim của ông những hồi ức, những kỷ niệm mà không phải ai cũng có được. Những bộ phim của ông, từ “Bí thư tỉnh ủy”, “Bão qua làng”, “Gió làng Kình”, “Ma làng”… đều nhận được những phản hồi tốt của khán giả. Trước câu hỏi nông thôn là điểm mạnh hay là đề tài mà ông yêu thích, Quốc Trọng không đắn đo trả lời ông không quan tâm đến thế nào là mạnh hay không mạnh trong các thể loại. “Điều cốt lõi tôi cần là kịch bản đó phải thuyết phục được chính tôi. Tôi phải là người thích thú tìm cách khai thác, chuyển tải tới khán giả những điều tôi quan tâm” - NSƯT Quốc Trọng nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo