xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiểu thuyết lịch sử phải dựa trên thực tế

Nguyên Trân

Nhà thơ Hoài Anh suốt đời đi bộ, sự lầm lũi đời thường lại khác sự tích cực trong văn chương. Ông từng nói: “Thể loại tôi thích nhất là thơ, thể loại thích thứ hai là tiểu thuyết và truyện lịch sử”. Nhân dịp ông vừa được NXB Văn học in 16 cuốn Tuyển tập truyện lịch sử, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông trước ngày ông “hành phương Bắc” để lấy tư liệu hoàn thành một tác phẩm mới ở tuổi 69

. Phóng viên: Thời gian ông viết bộ Tuyển tập truyện lịch sử này khi nào, thưa nhà thơ?

- Nhà thơ Hoài Anh: Tôi bắt đầu viết từ năm 1965, trên tạp chí Người Hà Nội Xuân 1970 đã in truyện ngắn đầu tiên Bài thơ xuân Đông Đô, sau Báo Độc Lập đăng các truyện Vua Đô, Tiếng trống võ Tây Sơn. Cuốn truyện đầu tiên Ngựa ông đã về được NXB Kim Đồng in năm 1978. Từ đó rải rác các năm tôi đều có in truyện và tiểu thuyết lịch sử, nhiều cuốn tái bản 2 - 4 lần.

. Xin nhà thơ cho biết vài nét về bộ trường thiên tuyển tập này?

- Tôi viết bộ tiểu thuyết theo trình tự thời gian, vốn có 20 cuốn, ứng với 20 thế kỷ từ thời Hai Bà Trưng thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ 20. Ngoài 16 cuốn vừa in lại, cuốn thứ 17 lấy bối cảnh ngày thống nhất đất nước, cuốn thứ 18 viết về những ngày đầu giải phóng, cuốn thứ 19 viết về thời bao cấp khó khăn, cuốn 20 đang hoàn thành. 20 cuốn có nhan đề chung là Đường về Nghĩa Lĩnh, nhan đề có hai ý nghĩa: một là dõi về nguồn gốc dân tộc (núi Nghĩa Lĩnh ở đền Hùng), hai là đi theo con đường đạo lý dân tộc mà đỉnh cao là chữ Nghĩa.

. Ông viết truyện lịch sử (tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn VN năm 1980), nhưng ông là một nhà thơ, tại sao không dùng thơ diễn ca mà lại dùng văn xuôi?

- Ngày xưa có loại tiểu thuyết bằng thơ như Don Juan của Byron, Ep-ghê-ni của Puskin, Truyện Kiều của Nguyễn Du... Nhưng từ khi tiểu thuyết văn xuôi thịnh hành thì tiểu thuyết bằng thơ cơ hồ không tồn tại, mà đã có thể loại trường ca thay thế. Tôi đã viết trường ca Điện Biên Phủ, Tổ khúc Hà Nội bằng thơ. Nhưng nhận thấy từ ngày hòa bình thống nhất đất nước, bạn đọc không còn thích thơ như hồi kháng chiến – khi đó thơ như tiếng kèn xung trận luôn đứng ở hàng đầu, thể hiện tình cảm tập thể – nhưng ngày nay thơ thường khai thác tâm trạng cá nhân. Do đó, tôi thấy mình cần chuyển sang văn xuôi mới mong có người đọc. Vả chăng, lúc trẻ hồn nhiên thì dễ làm thơ, nhưng lúc già, có vốn sống tích lũy, hồi ức và sự suy tưởng chín chắn, thì làm văn xuôi lại có nhiều lợi thế hơn.

. Gần đây dư luận xôn xao một tiểu thuyết lịch sử viết về thời Tây Sơn vì các chi tiết hư cấu (có người cho là bịa đặt xúc phạm danh nhân). Theo ông, tiểu thuyết lịch sử được quyền hư cấu không và được hư cấu đến mức nào?

- Tiểu thuyết lịch sử có thể hư cấu nhưng vẫn phải dựa trên tư liệu khai thác từ thực tế, còn truyện ký danh nhân thì không có quyền hư cấu nhưng vẫn có thể đưa ra những giả thuyết khác nhau. Nói chung, tôi hầu như không thay đổi những mốc lịch sử lớn và những nhân vật lịch sử quan trọng. Nếu có hư cấu cũng là các nhân vật phụ, nhưng không hoàn toàn bịa đặt mà vẫn dựa theo gia phả, truyền thuyết, giai thoại dân gian... có sáng tạo thêm.

. Chuyến hành phương Bắc này, ông sẽ hoàn thành tác phẩm thứ 20 và những tâm nguyện cuối đời?

- Lần này đi ra Bắc tôi định lấy thêm tư liệu hoàn thành cuốn tiểu thuyết thứ 20 nhan đề Đáo hạn, viết về đổi mới triệt để chống tham nhũng. Trung thành với phong cách 20 quyển, sẽ có một số nhân vật lịch sử có thật xuất hiện. Tôi không biết có đủ sức khỏe để sửa nổi ba cuốn 17,18,19 hay không, nhưng cuốn 20 thì NXB Văn học nhận in trong năm 2007. Còn cuốn Chân dung văn học tập 2 (tập 1 đã được NXB Hội Nhà văn in năm 2001), một phần được in trong Người chở đò thời đại, sẽ phát hành đầu năm 2007.

. Xin cảm ơn nhà thơ và chúc ông sức khỏe để tiếp tục công việc tiểu thuyết hóa lịch sử cho thế hệ mai sau.

Nhà thơ Hoài Anh tên thật Trần Trung Phương, sinh năm 1938 tại Hà Nam. Thời kháng chiến chống Pháp là bộ đội liên khu 3. Sau năm 1954 là cán bộ Sở VHTT, Hội Văn học – Nghệ thuật Hà Nội và cũng thời gian này ông bắt đầu sáng tác khi vừa 17 tuổi. Sau 1975, ông làm biên tập viên ở Xưởng phim Tổng hợp, Tuần báo Văn nghệ TPHCM. Nhà thơ tự học chữ Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp để tự dịch thơ cũng như phục vụ công việc biên khảo, tìm tài liệu viết truyện lịch sử.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo