xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm gốc gác người Việt qua ngôn ngữ

Hồ Trung Tú

Dường như các mảnh ghép đã có đủ nhưng bức tranh đâu là nguồn gốc người Việt vẫn chưa rõ ràng

Nhiều người vẫn tin chắc rằng tiếng Việt đã có từ thời Hùng Vương. Hai Bà Trưng cũng đã nói tiếng Việt, có thể khác với ta hôm nay chút ít nào đó nhưng chắc chắn đó phải là thứ tiếng Việt ta có thể nhận ra và nghe hiểu được. Thế nhưng có điều lạ, mặc dù nó đã được các nhà ngôn ngữ nói đến từ lâu, rằng tiếng Việt ta dùng hôm nay có 70% là tiếng Hán, 30% còn lại thì phần lớn là Môn-Khmer, phần còn lại là Tày - Thái. Vài ví dụ nhỏ, như: “chó má” thì “chó” là Môn - Khmer, còn “má” là Tày - Thái; “chợ búa” cũng vậy; “chim chóc”, “rừng rú”... cũng đều vậy. Vậy tiếng Việt ở đâu? Đâu là tiếng Việt mà ta hay tự hào là đã có từ thời Hùng Vương? Và Bà Trưng nói thứ tiếng Việt nào? Liệu lúc đó Bà Trưng chỉ nói tiếng Hán hay tiếng Tày - Thái, tiếng Môn - Khmer và chưa có sự hòa nhập cả 3 thành một như hiện nay? Quan trọng hơn, nếu không nói quan trọng nhất, là sự hòa nhập đó đã xảy ra ở đâu, bao giờ và như thế nào vì qua đó sẽ giúp giải mã được một cách rốt ráo nguồn gốc người Việt hiện nay.


Một hội thảo khoa học về tiếng Việt được tổ chức ở TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Một hội thảo khoa học về tiếng Việt được tổ chức ở TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Có ý kiến cho rằng người Việt từ Hồ Động Đình xuống nên 70% tiếng Hán đó chính là Việt cốt lõi rồi các tộc người khác mới hòa nhập tạo nên tiếng Việt bây giờ. Luận điểm này thoạt nghĩ thấy đúng nhưng trong cấu trúc ngôn ngữ thì lại thấy tiếng Hán chỉ chiếm phần thượng tầng (những từ thể hiện trình độ phát triển của xã hội), tức những vốn từ có tính trừu tượng cao thuộc về chính trị, văn hóa, tôn giáo, triết học; còn những từ thuộc sinh hoạt đời sống hằng ngày thì lại thuộc về Môn - Khmer và Tày - Thái... Lẽ nào tiếng Hán không có những từ cơ bản như mắt, tai, mũi, lưỡi, ruộng, đồng, gò, bãi, lúa, gạo, chó, mèo...? Các nhà ngôn ngữ đã thống nhất từ lâu rằng chính lượng vốn từ cơ bản này mới quyết định một ngôn ngữ thuộc về ngữ hệ nào, dân tộc nào; những từ thượng tầng thường là vay mượn. Như trường hợp Thái Lan, Lào, Campuchia cũng vậy, những vốn từ thượng tầng đều vay mượn từ Ấn Độ khi họ du nhập chữ viết và tôn giáo. Cả châu Âu cũng vậy, vốn từ thượng tầng cũng đều vay mượn từ tiếng Latinh cổ.

Chính vì lý do này mà ban đầu, vào đầu thế kỷ XX, Henry Maspero đề xuất xếp tiếng Việt vào ngữ hệ Tày - Thái. Sau đó, năm 1953, qua hai bài báo, A. G. Hadricourt khẳng định lại và được công nhận cho đến nay là tiếng Việt thuộc về ngữ hệ Môn - Khmer.

Kết luận của Hadricourt xuất phát từ việc so sánh những từ cơ bản và ông thấy nó hoàn toàn thuộc vào ngữ hệ Môn - Khmer. Hơn nữa, những đặc điểm Tày - Thái trong tiếng Việt như thanh điệu, ông cũng chứng minh được nó là sự biến đổi từ nguyên gốc Môn - Khmer.

Thế nhưng, có điều lạ là ngữ pháp tiếng Việt thì lại thuộc về Tày - Thái. Xác định một ngữ pháp thuộc hệ nào, các nhà ngôn ngữ lấy phương pháp tạo từ mới làm chuẩn trước hết. Nếu tiếng Việt tạo từ mới bằng cách ghép, láy (ví dụ như “rừng” khi thêm “rú” sẽ có nghĩa khác, “đỏ” nhưng láy “đo đỏ” sẽ có màu sắc khác) thì phương pháp tạo từ của người hệ Môn - Khmer (ở Việt Nam gồm các nhóm dân tộc như nhóm Khmer, nhóm Bahnar, nhóm Katu, nhóm Việt Mường, nhóm Khmú...) là thêm các phụ tố (như tiếng Anh thêm các tiếp đầu ngữ, tiếp vĩ ngữ). Chẳng hạn, ở tiếng Katu: “cha” là “ăn” thì “chna” là “thức ăn”; “trcha” là “ăn qua ăn lại”; “prcha” là “ăn tiệc”; “pacha” là “cho ăn”.

Rõ ràng sự hòa nhập của các tộc người, của các cộng đồng dân cư trên vùng đất hình chữ S này là sâu sắc, đến độ nó đã tạo ra một thứ hoàn toàn mới so với những gì nguyên mẫu trước đó. Việc đi tìm một nguồn gốc người Việt từ xa xưa, bất biến, thống nhất xuyên suốt từ nhiều ngàn năm qua rõ ràng là một hướng tìm kiếm thiếu khôn ngoan, nếu không nói là lạc hậu so với sự phát triển của thế giới trong nghiên cứu lịch sử. GS sử học Liam Kelley không phải không có lý khi đọc tham luận có tựa đề về “Một nền sử học đã chết” trong hội thảo Việt Nam học lần thứ tư.

Vấn đề quan trọng không phải ở chỗ ta trả lời được nguồn gốc tiếng Việt hiện nay đang dùng mà phải trả lời cho được câu hỏi sự hòa nhập đó đã diễn ra như thế nào và bao giờ? Đó mới là điều quan trọng nhất để có thể hiểu được nguồn gốc người Việt.

Đi tìm nguồn gốc người Việt luôn là niềm cảm hứng bất tận và thực tế cũng đã có rất nhiều người “đâm đầu” vào cuộc tìm kiếm khó kết thúc này. Nguồn sử liệu gần như đã được khai thác cạn kiệt và nhiều người đang tìm hướng mới ở truyền thuyết, huyền thoại, thần tích, thần phả. Tất cả gần như không có gì mới nữa…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo