icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Tôi giờ như con thú hoang lạc đàn”!

Vũ Thùy Chinh

QUẢN LÝ VĂN HÓA.- Trong bộ phim Rồng xanh (Green Dragon), Ðơn Dương đóng vai trưởng trại di tản. Rồng xanh có nội dung bôi bác, xuyên tạc Việt Nam. Qua bộ phim Chúng ta là từng người lính (We were soldiers), Ðơn Dương trong vai trung tá An, đã gây chấn động dư luận, vì đây là bộ phim xuyên tạc cách mạng Việt Nam. Nay, với bộ phim Rồng xanh (Green Dragon), một lần nữa dư luận... choáng váng khi bắt gặp Ðơn Dương trong vai một trưởng trại di tản (camp manager).

Phải hiểu như thế nào về tư cách đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân của “tài tử” Ðơn Dương?

Phẫn nộ về sự xuyên tạc!

Mở đầu bộ phim Rồng xanh là cảnh B.52 của Mỹ ném bom “rải thảm” trên đất nước Việt Nam. Tiếp theo là hình ảnh từng đoàn trực thăng Mỹ cuống cuồng bốc người di tản, binh lính ngụy Sài Gòn lên tàu, hoặc đâm đầu xuống biển. Những hình ảnh khổ ải đan xen nhau, hoảng loạn, điên rồ tạo nền cho cảnh binh lính Mỹ đón tiếp nồng hậu người di tản và những căn lều dã chiến mọc lên. Màn ảnh được chặn ngang ở thời điểm: tháng 5-1975.

Tính đến nay, đã 27 năm trôi qua sau ngày chiến thắng 30-4 thống nhất đất nước. Nhưng với kịch bản của Timothy Linh Bui, cộng với diễn xuất “tận tình” của Ðơn Dương đã khiến người xem phim phẫn nộ vì sự xuyên tạc và chống cộng một cách say máu, lộ liễu, thậm chí trơ trẽn trong Rồng xanh. Với cương vị là trưởng trại di tản, Ðơn Dương đã là tay sai đắc lực cho sĩ quan Mỹ (diễn viên Patrick Swayer, Forest Whitaker). Trước những người di tản muốn trở về Việt Nam, vì ở đó còn cha mẹ, vợ con, làng xóm... thì Ðơn Dương tỉnh táo răn đe: “Cậu là quân nhân (ngụy), họ không cho cậu trở lại cuộc sống bình thường, không có cơ hội đâu”... Ðiều này trắng trợn xuyên tạc cách mạng Việt Nam.

Trong diễn biến phim, có đủ cả: cờ bạc, ghen tuông, hàng giả, đầu bếp da đen Mỹ chăm sóc trẻ Việt Nam, sĩ quan ngụy chửi bới nhau, tự sát, đám cưới... Nhưng nổi trội hơn là trường đoạn Ðơn Dương thuyết phục mọi người đến Mỹ, vì ở đó là “thiên đường tự do”: “Siêu thị có nhiều hàng hóa, nhà cửa to bự, ngang hàng thẳng lối... Chúng ta không nên lo lắng, chúng ta có thể sống, tồn tại được”... Kết thúc phim là cảnh Ðơn Dương cùng vợ mới cưới, hai cháu bé... lên xe ca “nhập” Mỹ quốc.

Ðơn Dương nhập vai có bị... lừa?

Nếu ở bộ phim Chúng ta là những người lính, Ðơn Dương còn “giả nai” cho rằng anh ta không nắm rõ kịch bản, bị các nhà làm phim Mỹ lừa vì ở khâu hậu kỳ họ đã cắt xén cảnh, có chủ ý xấu. Nhưng với vai trưởng trại di tản trong bộ phim Rồng xanh, liệu Ðơn Dương có bị... lừa thêm lần nữa!? Trong một đoạn phim tự sự, Ðơn Dương (trưởng trại di tản) như chợt băn khoăn về thân phận nơi xứ lạ quê người, anh đã đàn hát đắm đuối bài hát sặc mùi tâm lý chiến Sài Gòn ơi vĩnh biệt của Nam Lộc: Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời. Sài Gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời... Tôi giờ như con thú hoang lạc đàn...

Trong phim Rồng xanh dù không có tiếng súng nổ, không có B.52... nhưng trong bề sâu của nó chất chứa căm uất, hận thù của những người di tản. Ðơn Dương đã tỏ ra “nhập vai” một cách nhuần nhuyễn từ suy nghĩ, tình cảm đến hành động của một người tị nạn cộng sản tìm mọi cách để đến “thiên đường tự do”. Ðơn Dương là diễn viên nghiệp dư, được nhiều nghệ sĩ, đạo diễn tên tuổi nâng đỡ, thành công ở một vài bộ phim, trưởng thành  dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng, anh ta lại tự ý tham gia đóng phim ở nước ngoài, bất kể nội dung kịch bản, bất chấp đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân.

Phải chăng Ðơn Dương đã tự ý từ chối và xóa bỏ vị trí của mình trong lòng khán giả? Phải chăng Ðơn Dương đã thực sự là “con thú hoang lạc đàn”?

 

 Ý kiến các nhà quản lý

Ông Nguyễn Ngọc Quang - Giám đốc Hãng phim Giải Phóng:

Ðơn Dương đóng phim xuyên tạc VN

Dù không được chiếu công khai, nhưng phim Rồng xanh đã có ở VN qua thị trường đĩa lậu. Ðây là bộ phim nhằm xuyên tạc VN, xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa VN của kẻ xấu. Việc Ðơn Dương tham gia đóng phim Rồng xanh là thiếu ý thức trách nhiệm của một nghệ sĩ điện ảnh VN đối với đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật VN - khi anh đã tự ý ra nước ngoài tham gia đóng phim mà không xin phép các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước VN.

 

Ông Lê Văn Duy - Ủy viên Ban Thư ký Hội Ðiện ảnh TPHCM:

Rồng xanh sặc mùi chống cộng!

Ðơn Dương không thể biện minh gì được qua bộ phim Rồng xanh mà anh đã tham gia vai chính. Hơn 90% lời thoại của các nhân vật trong phim là bằng tiếng Việt, trong đó có những câu nói sặc mùi “chống cộng” của các nhân vật tướng, tá chế độ ngụy Sài Gòn thì Ðơn Dương không thể nào nói: “Tôi bị lừa” hoặc “Tôi không hay biết” được... Chưa kể, chính Ðơn Dương lồng tiếng cho các vai diễn của mình và anh đã ôm đàn hát bài Sài Gòn ơi vĩnh biệt.

Ông Nguyễn Phúc Thành - Cục trưởng Cục Ðiện ảnh:

Ðơn Dương đi du lịch để đóng phim

Việc diễn viên Ðơn Dương ra nước ngoài bằng đường du lịch, rồi tự ý tham gia đóng hai phim Chúng ta từng là người lính và Rồng xanh với nước ngoài có nội dung xấu, hoàn toàn không xin phép các cơ quan chức năng thuộc Bộ VHTT. Ðơn Dương là nghệ sĩ tự do, thuộc địa phương quản lý. Ðược biết, Sở VHTT TPHCM đã có văn bản đề nghị UBND TPHCM xử lý, với ba mức phạt. Sau khi có quyết định xử lý của UBND TPHCM đối với diễn viên Ðơn Dương, Cục Ðiện ảnh sẽ có văn bản thông báo cho toàn ngành.   H.Thân ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo