Trông người nho nhã, trí thức, rất mực công tử Hà thành vậy mà cũng đã nhiều năm ăn cơm bộ đội. Trần Chiến vào lính khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ác liệt - năm 1968, khi anh mới 17 tuổi. Rồi đeo lon binh nhất một lèo suốt chín năm, đến gần ngày phục viên mới thăng hạ sĩ! Hóa ra là do đi học liên miên chứ chẳng vì kỷ luật gì cả - trong đó có bốn năm mặc áo lính đi học Tổng hợp Văn Hà Nội. Học xong về làm biên tập viên NXB Quân đội Nhân dân rồi mới chuyển ngành về làm Báo Hà Nội Mới từ 1981 đến nay.
Nhà báo... nhà văn.- Hình như Trần Chiến nhà báo là cái anh đứng khuất sau Trần Chiến nhà văn một chút. Những vốn liếng làm báo chỉ chờ có dịp là tuôn vào các trang viết văn học, cho dù nhà văn Trần Chiến cũng không viết nhiều nhặn gì mấy. Đi lính nhưng là “lính kiểng”, không qua thực tế chiến trường nên vốn liếng làm lính chẳng vào được sáng tác văn học là bao. Có lẽ chỉ khi làm báo, anh mới có lưng vốn để viết truyện nhưng cũng viết rất chậm, lúc mới viết có khi cả năm mới được một truyện ngắn giắt lưng. Trần Chiến phân bua là do đi học bị cái lý luận ám ảnh khiến anh không viết được hồn nhiên!
Những truyện ngắn được viết chậm rì ấy sau tập hợp lại in thành tập Con bụi (NXB Tác phẩm Mới -1990). Đó là những câu chuyện chậm rãi, sâu lắng, ngẫm ngợi từng câu chữ, có thể gọi là những câu chữ đẹp, gợi nhiều xúc cảm. Không lạ khi Con bụi đoạt giải của Hội Nhà văn Hà Nội năm đó. Mãi đến 1997, nhà văn Trần Chiến mới tái xuất giang hồ với tập truyện Đường đua (NXB Văn hóa Thông tin), trong đó có lẽ truyện hay nhất đã được tác giả rút thành tựa cả tập. Câu chuyện hấp dẫn diễn ra trên một đường đua dài qua nhiều chặng của các cua rơ xe đạp với nhiều việc và người đan xen, mà tác giả là người trong cuộc khi theo suốt đường đua ấy. Tập truyện đoạt giải ba của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt
Cuộc sống đi vào tiểu thuyết.- Những năm làm báo của Trần Chiến gắn với một vùng đất phía
Nhưng xem ra nổi đình đám nhất vẫn là tiểu thuyết mới nhất Đèn vàng (NXB Phụ nữ -2002) vừa đoạt giải đồng hạng trong sáu giải của Hội Nhà văn Hà Nội năm nay. Chỉ có nhà báo Trần Chiến mới đủ vốn liếng giao cho nhà văn Trần Chiến viết Đèn vàng. Có thể thấy được nỗi “sướng’’ của Trần Chiến khi viết Đèn vàng, bởi cũng không có mấy người làm báo viết văn có được một tiểu thuyết về nghề báo đầy đặn đến thế.
Đèn vàng có thể coi là “tập đại thành’’ 20 năm làm báo của Trần Chiến; ở đó có hầu hết những chuyện của làng báo, người làm báo và nghề báo hôm nay, thời kinh tế thị trường có định hướng. Đó là chuyện giữa cái nhìn thấy, nghe thấy, cái biết được của anh nhà báo với những gì được viết ra và được in trên báo. Nhà báo Vĩnh trong Đèn vàng nghĩ nhiều về những điều anh không viết và chỉ “viết một nửa của một phần tư những điều nghĩ’’. Và xen vào chuyện báo bổ là chuyện tình yêu, gia đình, con cái. Vĩnh yêu khi đã có gia đình, đi tới bế tắc vì anh vẫn là người sống khuôn phép, chả dám phá vỡ thứ gì! Vĩnh còn chịu nhiều ẩn ức trong tâm hồn: nhà của bố mẹ anh bị tịch thu trong cuộc cải tạo nhà đất sau ngày hòa bình, lại chứng kiến nhiều chuyện của một thời ấu trĩ đã qua... Trong nghề nghiệp và trong cả tình yêu, Vĩnh đều không trọn vẹn. Anh luôn có một đèn vàng báo động trước mặt để dừng lại...
Có lẽ vì là tiểu thuyết về một địa hạt khá nóng nên Đèn vàng thật sự gây dư luận, có điều như tác giả thổ lộ: Hóa ra nhiều người đọc là dân trong nghề lại không rõ được ý tứ sâu xa mà anh muốn gửi gắm qua Đèn vàng, thay vào đó lại suy đoán nhân vật A trong truyện là ông này ngoài đời, gắn kết nhân vật B với bà nọ, cô kia...
Còn tác giả, anh cứ lấp lửng theo kiểu... đèn vàng khi có ai hỏi: Thế cái anh chàng Vĩnh trong tiểu thuyết có mấy chục phần trăm của “nguyên mẫu” nhà báo - nhà văn Trần Chiến!
Bình luận (0)