“Quốc vương nhìn thấy con gái mình, thường nghĩ đến bóng dáng của vợ, vì thế sau đó, ngài tuyên bố sẽ lấy con gái của mình làm vợ. Các đại thần nghe xong, đều lo sợ làm như vậy nước nhà sẽ gặp đại họa vì cha con không thể lấy nhau được. Nhưng quốc vương không nghe, ngài còn ra lệnh lập tức cử hành hôn lễ. Công chúa Tóc vàng biết chuyện này nàng rất buồn và quyết tâm thay đổi quyết định này của cha" – một đoạn trong truyện Các nàng công chúa chăm chỉ, dũng cảm viết.
Bìa truyện. Ảnh: Minh Phong (Dân Việt)
Đoạn gây tranh cãi. Ảnh: Minh Phong (Dân Việt)
Một phụ huynh đã phát hiện đoạn văn này trong cuốn truyện cổ tích mua cho con nên phản ánh với Dân Việt với sự lo lắng cho rằng đây là yếu tố nhạy cảm, không phù hợp lứa tuổi trẻ em.
Ngay khi thông tin này lan tỏa trên mạng, nhiều bình luận xuất hiện. Một số tán thành việc đưa chuyện “cha muốn cưới con gái” vào truyện cho thiếu nhi vì đây cũng là cơ hội để giải thích cho con trẻ lý do vì sao không thể có chuyện đó xảy ra. “…Bố mẹ giải thích cho trẻ luôn vì sao Cha con không thể lấy được nhau. Nếu quyết định thế thì ông vua kia là người thế nào? Suy nghĩ của các đại thần và công chúa có đúng hay không? Tôi thấy quá hay để giải thích cho trẻ. Bạn phải đọc hết truyện đã rồi hãy phê phán, đọc đến đấy thôi thì chỉ thấy được cái nút thắt, mở nút là phải đọc tiếp đoạn sau nữa. Việt Nam cũng có truyện: Nàng Tô Thị lấy nhầm anh trai làm chồng mà (Thậm chí là ra sản phẩm em bé rồi). Khác cái là vua kia thì quyết tâm lấy bằng được, còn nàng Tô Thị thì sau bao năm vô tình gặp nhau và lấy nhau!” – một cư dân mạng viết; “Con nít bây giờ dậy thì sớm lắm. Khéo nó đọc rồi cười khẩy ấy chứ!”.
Tuy nhiên, một số khác lại không tán thành: “Đây là truyện cổ tích, trẻ con chưa cần phải hiểu và chưa hiểu được về vấn đề loạn luân!”; “Các bé còn quá nhỏ, không thể hiểu hết được vấn đề và có thể sẽ gây tâm lý hoang mang, lo sợ không cần thiết sau khi đọc truyện này”; "Trách nhiệm của biên tập, sửa bản in, nhà xuất bản và cơ quan cấp phép cho xuất bản phải có hình thức kỷ luật thật nghiêm thì mới không có sai sót. Những con người này chỉ vì tiền mà giết chết thế hệ tương lai của đất nước. Đã đến lúc các vị lãnh đạo cấp cao cần quyết liệt và mạnh tay xử lý…!"; "Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi ngay truyện tranh này và làm rõ trách nhiệm của nhà xuất bản. Nội dung truyện tranh có định hướng cho tư tưởng của trẻ em, vậy mà viết như vậy là ảnh hướng quá lớn đến tư tưởng và suy nghĩ của trẻ. Loạn luân!"...
Tập truyện Các nàng công chúa chăm chỉ, dũng cảm mặt sau có ghi do Nhà xuất bản Văn học liên kết với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ văn hóa Đinh Tị xuất bản và phát hành, được in vào năm 2014 với số lượng 2.000 cuốn, giá bán 115.000 đồng.
Đây không phải lần đầu truyện cổ tích dành cho thiếu nhi gặp phải tranh cãi, chỉ trích. Trước đó, trong cuốn sách Truyện cổ tích Việt Nam do NXB Kim Ðồng tái bản tháng 10-2014 có truyện cổ tích về Thạch Sanh với một số đoạn không phù hợp viết về chuyện mẹ Thạch Sanh trước khi chết nhường quần lại cho con trai: “Thạch Sanh con ơi! Mẹ phải chết đây con ạ! Con sống được là nhờ xóm nhờ làng, vậy khi con khôn lớn, con phải hết lòng vì làng vì xóm - Nói rồi bà cởi chiếc quần độc nhất của mình trao cho con: Con cũng đã lớn rồi đấy, cởi truồng mãi thế người ta cười cho, hãy giữ lấy cái quần này của mẹ mà mặc. Rồi bà tắt thở. Thạch Sanh không nỡ để mẹ chết trần, nên chỉ xẻ một mảnh ống quần để làm cái khố, còn mặc vào cho mẹ rồi nhờ xóm làng chôn cất tử tế”. Một đoạn khác miêu tả cảnh Thạch Sanh giết chằn tinh bằng ngôn từ bạo lực: “Thạch Sanh giơ búa nhè giữa đầu chằn bổ xuống thật mạnh, nó bị vỡ đầu, óc phọt ra chết tươi”.
Cục Xuất bản cũng đã ban hành quyết định xử phạt tổng cộng 45 triệu đồng đối với doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hải Uyên do đã xuất bản, phát hành quyển truyện tranh cổ tích với chi tiết “sọ người” thay vì “sọ dừa”. Ngoài ra, sách còn in cẩu thả với nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt không được biên tập. Và vô số những truyện khác bị cho là
Bình luận (0)