xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Triển lãm 74 tác phẩm của danh họa Nguyễn Phan Chánh

Đoàn Phú

MỸ THUẬT.- Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh họa Nguyễn Phan Chánh, cuộc triển lãm gồm 74 tác phẩm tranh lụa và ký họa của ông sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) từ ngày 28-6 đến 7-7.

Nguyễn Phan Chánh sinh năm 1892 tại Thạch Hà, Hà Tĩnh. Năm 1925, ông là thí sinh miền Trung duy nhất trúng tuyển khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1931, những tác phẩm đầu tay của Nguyễn Phan Chánh: Vo gạo, Chơi ô ăn quan, Xem bói, Lên đồng... xuất hiện  lần đầu tiên tại Hội chợ Triển lãm Paris và ngay lập tức gây được tiếng vang lớn. Báo chí phương Tây lúc đó đã nhắc đến ông như một  họa sĩ tiêu biểu của nền hội họa Đông Dương.

 

Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, Nguyễn Phan Chánh hăng hái tham gia vẽ tranh cổ động phục vụ kháng chiến. Năm 1955, ông được mời giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội và trở lại sáng tác tranh lụa. Những tác phẩm nổi tiếng của ông trong giai đoạn này có thể kể đến như: Sau giờ trực chiến, Rê lúa, Bữa cơm vụ mùa thắng lợi...

 

Danh họa Nguyễn Phan Chánh đã để lại cho đời 173 tác phẩm hoàn chỉnh. Trong đó, khoảng 1/3 tác phẩm được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và gia đình ông. Con trai ông, giáo sư sử học Nguyễn Phan Quang, nói:  “Năm 1938, cha tôi có gởi 14 bức tranh lụa sang Nhật triển lãm, vì loạn lạc nên toàn bộ số tranh trên không còn tung tích. Theo tôi biết, bức tranh Chơi ô ăn quan đang được nhà sưu tập Đức Minh (Hà Nội) lưu giữ. Còn một số bức khác như: Lên đồng, Rửa rau cầu ao... đang được một số nhà sưu tập tại Pháp bảo quản. Gần đây, đã tìm ra tung tích bức  Róc mía bị thất lạc 70 năm , hiện gia đình đang liên lạc với họa sĩ Quang Phòng (Hà Nội) để biết thêm về người đang lưu giữ bức tranh này”.

 

Họa sĩ Nguyễn Thanh Châu, Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật TPHCM, cho biết: “Cụ Nguyễn Phan Chánh là người nghệ sĩ đầu tiên sáng tạo phong cách lụa Việt Nam. Ngay từ  thập niên 30 của thế kỷ XX với hàng loạt  tác phẩm của mình, cụ đã tô đậm nét son vào nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam khiến  thế giới ngỡ ngàng”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo