Từ chất liệu Gốm, một chất liệu thuần Việt, thân quen nơi đồng quê Phù Lãng, nghệ sĩ Nguyễn Tuấn đã tìm thấy sợi dây vô hình bền chặt giữa Phật với chúng sinh. Những tác phẩm nghệ thuật mang tinh thần bác ái tôn giáo qua hình tượng Phật sẽ được Nguyễn Tuấn gửi tới công chúng trong triển lãm điêu khắc gốm với tựa đề “Di cư” (khai mạc ngày 03-12 tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội; kéo dài đến hết ngày 10-12).
Tổ hợp tác phẩm "Phật mình chim"
“Di Cư” gồm 3 tổ hợp tác phẩm: "Phật mình chim", "Hồn cây", "Rừng Phật". Phật mình chim như đang hóa thân để di cư đến hành tinh khác; bởi trái đất dưới chân ta như đang dần kiệt sức trước cuộc đua với những bước đi nhỏ bé của con người. Hồn cây, Rừng phật trong quan niệm của nghệ sĩ không phải là một sáng tạo hay phát minh mới, mà vẫn đang tồn tại vĩnh hằng, bởi Phật không ở đâu xa mà ở ngay trong bản thể của mỗi con người. Không chỉ thế, Phật tính còn hiện hữu nơi cỏ cây hoa lá...
Tổ hợp tác phẩm "Hồn cây, Rừng Phật" được thể hiện bởi bàn tay tài hoa của nghệ sĩ Nguyễn Tuấn.
Điều đặc biệt là triển lãm "Di cư" mong muốn đóng góp hỗ trợ đồng bào miền Trung thoát cảnh di cư khỏi những cơn bão lũ rình rập. Sau khi kết thúc triển lãm, nghệ sĩ Nguyễn Tuấn cùng dự án cộng đồng Nhà chống lũ sẽ tổ chức bán đấu giá toàn bộ các tác phẩm, 50% số tiền thu được từ chương trình sẽ được đưa vào chung tay xây dựng những căn nhà chống lũ cho đồng bào miền Trung ruột thịt.
Bình luận (0)