xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trò đùa phản cảm

Kim Khánh

Trong chương trình giải trí 2! Idol được phát sóng trên VTV9 mới đây, ở phần thử thách khả năng phân tích thơ Việt Nam, khách mời của chương trình là ca sĩ người Mỹ Kyo York đã phân tích tác phẩm Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan như sau: “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà” là “Bóng xế tà thì bóng chắc là bong bóng nhưng một cái đèo tên là Ngang có người bán bong bóng thì chắc không đúng, chỉ có Chí Thiện bán bong bóng”.

Đến câu “Lom khom dưới núi tiều vài chú”, MC Hoàng Phi gợi ý “chú” là “chú rể”, MC Khởi My bổ sung: “Chú rể là Chí Thiện đi bán bong bóng dưới núi”. Câu “Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” thì bị hiểu thành “một người nói nhiều, mỏi miệng vì nhiều chuyện, còn “cái gia gia” là một người không rành tiếng Việt nói “dạ” thành “gia gia”. Sau khi “kẻ tung người hứng” một hồi, MC Hoàng Phi chỉ đính chính ngắn gọn: “Đây là bài thơ rất nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan viết về một người con gái đến đèo Ngang và cảm nhận vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Ngoài ra, bài còn một ngụ ý là nói về nét đẹp tâm hồn, sự son sắc của người con gái Việt Nam chứ không phải như nãy giờ Kyo dịch đâu”.

Trước sự chỉ trích gay gắt của dư luận, sau khi chương trình phát sóng, ca sĩ Kyo York cũng đã lên tiếng giải thích trên các phương tiện truyền thông rằng anh hiểu rất rõ ý nghĩa bài thơ Qua đèo Ngang nhưng đây là một chương trình mang tính giải trí nên sẽ là khập khiễng nếu nhìn sự hài hước bằng quan điểm chính thống, hơn nữa MC cũng đã chỉnh lại ý nghĩa thật sự của bài thơ.

img
Ảnh cắt từ clip: MC Hoàng Phi, Kyo York và MC Khởi My (từ trái sang) cắt nghĩa sai lệch bài Qua đèo Ngang khiến dư luận bức xúc

Trong trường hợp này cần hiểu rằng việc mang một tác phẩm thơ ca kinh điển của Việt Nam ra giễu cợt như vậy thật sự khó chấp nhận. Hơn nữa, phần “bóp méo” thì nhiều mà giải thích ý nghĩa đúng lại quá qua loa, sơ sài. Đó là chưa nói nếu khán giả xem chương trình chỉ ở độ tuổi học sinh tiểu học, trung học cơ sở, việc cắt nghĩa sai lệch tác phẩm như vậy thì thật khó hình dung hậu quả.

2! Idol đã từng có những chương trình giao lưu vui nhộn và ý nghĩa như cuộc trò chuyện với nghệ sĩ Hoài Linh, giúp khán giả trẻ lắng nghe những tâm sự của anh. Đối tượng của chương trình này là các khán giả trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên, các tình tiết hài hước đều được xem là giải trí để mua vui cho khán giả. Tuy nhiên lần này, mức độ “đùa giỡn” đã bị đẩy đi quá xa. Việc đưa tác phẩm văn học Việt Nam lên truyền hình để suy diễn làm trò vui hoàn toàn không phù hợp văn hóa Việt Nam.

Nhưng xét cho cùng, cả khách mời lẫn MC đều chỉ là những “diễn viên” trước ống kính. 2! Idol là một chương trình ghi hình phát sóng chứ không phải trực tiếp truyền hình nên không ít khán giả tự hỏi trách nhiệm nhà đài ở đâu trong khâu biên tập, kiểm duyệt lại chấp nhận cho nhà sản xuất chương trình đưa lên sóng nội dung phản cảm và thiếu tính giáo dục như vậy hay đây lại là một chiêu trò mới để gây chú ý.

Sử dụng chiêu trò trên truyền hình không còn là chuyện hiếm với showbiz Việt hiện nay, điều đáng nói là nhà đài phải có trách nhiệm với nội dung các chương trình giải trí của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo