xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trương Ngọc Ánh: Phim - đời trùng hợp kỳ lạ

MINH NGA

Từ Dần đến Hương Ga, Trương Ngọc Ánh cứ lần lượt được giao những vai diễn giông bão mà chính chị cũng không giải thích được tại sao

Trương Ngọc Ánh không bao giờ tỏ ra khẩn trương với nghệ thuật. Bảy năm kể từ vai Dần trong phim Áo lụa Hà Đông của đạo diễn Lưu Huỳnh, chị quay trở lại với vai Hương Ga trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Cường Ngô (chuyển thể từ tiểu thuyết Phiên bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú) bằng một vai diễn giông bão và dữ dội hơn Dần.

Thử thách dữ dội

Cuộc đời giông bão của trùm giang hồ đất cảng Dung Hà được chị đi qua nhẹ nhàng mà bạo liệt qua hình tượng nhân vật Hương Ga. Khi thì bơ vơ, hớn hở, khi thì e ấp, tự tình, có lúc lạnh lùng, phẫn nộ... Hương Ga cho Trương Ngọc Ánh nhiều trải nghiệm: từ lạnh, rét, máu, nước mắt, rượt đuổi, đánh đấm, súng nổ... đến đau khổ, tủi nhục, phẫn uất... Hương Ga đúng là một vai diễn “lột xác” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của Trương Ngọc Ánh.

Trương Ngọc Ánh hôm nay đã hết gầy, hết đen, hết tàn tạ, hết xác xơ. Nhưng trong từng giọng nói, hơi thở nghe như có khói. Khói lạnh của trời Nam Định dưới 10 độ C, của ly trà gừng nóng hổi. Đó là lúc Hương Ga quay cảnh đầu tiên: những ngày còn bơ vơ, lạc lõng mưu sinh ở ga, chợ. Nhân vật chưa khốc liệt nhưng thời tiết quá khắc nghiệt. Lạnh đến buốt đầu, rét cóng cả chân tay. Mỹ Chột của Trang Khàn mặc áo nâu, có khoác nhẹ sơ mi ngoài, ăn bún ngan, ngồi trước máy quay cho đỡ lạnh. Châu Điên của Hary Lu thì “co ro như cái lò xo”, ăn liền 15 quả chuối để chống rét. Hương Ga của Trương Ngọc Ánh chỉ bận mỗi chiếc áo mỏng, có lúc mình trần quay cảnh ái ân mà không xuýt xoa nửa lời.

 

Trương Ngọc Ánh vai Hương Ga trong phim cùng tên. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Trương Ngọc Ánh vai Hương Ga trong phim cùng tên. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

 

Trương Ngọc Ánh không vội vã lao ra phim trường. Có lúc chị cũng cuộn mình trong chăn mỏng và áp mặt bên ly trà nóng. Nhưng khi đã “quăng” ra thì chỉ có nước... sống chết với vai diễn. Khả năng nhập vai của chị phi thường, khiến mọi người phải khiếp sợ. Cảnh Hương Ga cầm chổi châm lửa đốt chợ, mặt chị rất đáng sợ: Ánh mắt nhìn ra lửa, miệng hét ra lửa, tay chân “múa” ra lửa. Chị diễn đạt khiến cả đoàn phim cũng phát hoảng. Chỉ sợ Hương Ga diễn phẫn nộ quá mà “choảng nhau”. Nhập vai quá hăng, chị xỉu cái đùng, lên xe cấp cứu lập tức! Những cảnh rượt đuổi hầm hập, mình mẩy bầm tím thấy mà trăn trở. Chính Trang Trần cũng nhìn nhầm. Lúc đầu, sợ chị “bánh bèo” yếu đuối sẽ dễ bị chấn thương nhưng quay xong mới thấy “choáng”. Đúng là “phim của tôi có thể chưa hay nhưng không thể nói đó là những vai diễn cẩu thả được”, như lời Trương Ngọc Ánh kiêu hãnh.

Nhiều ý kiến tỏ ra không đồng tình khi Hương Ga của Trương Ngọc Ánh quá đẹp. Mặc cho giang hồ xấu xí, bặm trợn thì Hương Ga vẫn đẹp. Dù ngây thơ, khắc khổ hay lạnh lùng, sành sỏi vẫn đẹp lung linh. Đồng ý rằng Cường Ngô là một đạo diễn duy mỹ nhưng nói vậy nghĩa là chưa tiếp cận tiểu thuyết Phiên bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú. “Cái ác không biết phân biệt đàn ông hay đàn bà, nhan sắc hay không nhan sắc để mà trú ẩn, nương náu, tồn sinh và phát tác. Vì thế, chẳng nên băn khoăn làm gì trước một nhan sắc biết giết người” - Nguyễn Đình Tú nói vậy. Hương Ga của Trương Ngọc Ánh chính là “một nhan sắc biết giết người”. Đó cũng là lẽ thường tình!

Ở thời điểm này, có thể nghĩ rằng số phận của cô Dần, của Hương Ga, trên dòng thời gian, cũng đồng hành với số phận của Trương Ngọc Ánh ở ngoài đời. Sự tương đồng nếu có chăng là sự mất mát của người phụ nữ. Bởi Hương Ga, xét đến cùng, cũng chỉ là một nữ nhi thường tình, khát khao có được hạnh phúc bên người đàn ông của mình. Điều đó cũng có nghĩa Trương Ngọc Ánh, dù là nghệ sĩ, là doanh nhân thì vẫn là một người đàn bà, vẫn mơ ước có một bờ vai đàn ông để nương tựa, một tình yêu đích thực. “Nhưng hạnh phúc thì vốn như một chiếc chăn hẹp, không khéo co kéo cho mình thì ngắn chẳng tày gang. Mọi thứ cứ bị tước đoạt, như định mệnh vậy!” - chị bảo. Phim là phim, đời là đời. Vậy mà cũng có những sự trùng hợp ngẫu nhiên đến kỳ lạ!

Hành trình không vội vã

Có nhiều “phương tiện” khác nhau để đi đến với nghệ thuật: sắc đẹp, tài năng, xì-căng-đan hay vô vàn cách bằng đường chính, đường tắt, đường ngầm. Riêng Trương Ngọc Ánh đến với nghệ thuật bằng đường chính, bằng chiếc xe máy cũ. Chiếc xe máy ám ảnh cả đời chị vì có thể chết máy lúc nào “tùy hứng” dù chủ nhân cưỡi nó là một người đẹp như Trương Ngọc Ánh! Có một thời gian đầu, khi chị đến với nghệ thuật, nhiều người cương quyết cho rằng chị lấy sắc đẹp để đè bẹp vai diễn thôi. Nhưng càng xem, khối người lầm. Đến Áo lụa Hà Đông thì họ chuyển từ “bĩu môi” sang “há mồm” kinh ngạc.

 

Trương Ngọc Ánh vai Hương Ga trong phim cùng tên. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Một cảnh trong phim Hương Ga. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

 

Nghe kể lại rằng lúc sắp đóng vai Dần, nhiều người nghi ngờ: “Đẹp thế kia làm sao vào vai một con ở, một vú em, một người cào hến cho được?”. Nhưng khi chị hóa trang xong, bận quần đen, áo bà ba nâu, đội nón rách trên đầu thì một vài diễn viên phớt lờ lời gọi vì nhận không ra. “Trời ơi, mày mà tao cứ tưởng là đứa đi lượm ve chai hay đứa nào đó đứng đây” - diễn viên này hốt hoảng quay lại. Khi Dần quay cảnh đi bán cơm hến trong đêm mưa, cất tiếng rao: “Ai cơm hến” yếu ớt thì chẳng còn ai nghi ngờ gì nữa!. Chỉ biết chắp tay bái phục!

Dần là một phụ nữ bị hoàn cảnh xô đẩy vào những khúc quanh rất bi thương rồi gồng gánh cả gia đình trong cuộc trường chinh và hạnh phúc dường như mong manh lắm! Hương Ga là người phụ nữ có số phận dữ dội và bị đẩy đến tận cùng của bi kịch. Từ Dần đến Hương Ga, Trương Ngọc Ánh cứ lần lượt được giao những vai diễn giông bão mà chính chị cũng không giải thích được tại sao. Trong cuộc sống, Trương Ngọc Ánh đang trên con đường trở thành một quý bà. Chị đẹp. Vẻ đẹp pha trộn giữa thiên bẩm, tri thức, tài năng. Điều lo sợ nhất với nhan sắc này, hết giang hồ, không biết vài năm nữa, Trương Ngọc Ánh đóng vai gì. Đó là vai đồng tính nữ và lại là một cuộc đời nhiều biến cố. Ngẫm mà lạ! Một vẻ nam tính, mạnh mẽ ẩn sâu trong con người mềm mại ấy chăng?...

 

Giải Mai Vàng - mốc son trong sự nghiệp

Đã 7 năm trôi qua nhưng hào quang của vai Dần trong Áo lụa Hà Đông vẫn còn và in đậm dấu ấn trên hành trình nghệ thuật của Trương Ngọc Ánh. Nó mang đến cho chị nhiều vinh quang, trong đó có Giải Mai Vàng năm 2007 ở hạng mục Nữ diễn viên điện ảnh, phim truyền hình được yêu thích nhất. “Vai diễn này là một thử thách dữ dội với tôi. Tôi đã bật khóc khi nghe tên mình được xướng lên vì cảm thấy hạnh phúc. Sau những vất vả, tôi đã có được thành quả. Giải Mai Vàng là một mốc son trong sự nghiệp nghệ thuật của tôi” - chị chia sẻ.

 

TÀI TRỢ CHÍNH

img

TÀI TRỢ PHỤ

img

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo