Khi thông tin nhà văn, đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc lên xe hoa ở tuổi 51 rồi theo chồng định cư ở Mỹ được phổ biến, không ít người đã xuýt xoa, thế là mất thêm một tên tuổi của làng văn nghệ. Nhưng, lần thứ nhất, lần hai, rồi hàng chục lần sau này, tin chị về nước luôn “đính kèm” thêm một tác phẩm, một dự án mới ra đời!
“Mắt nai” Minh Ngọc
Gặp lại chị trong buổi giao lưu Tình tang cùng Ngọc tại cà phê sách Phương Nam vào chiều 6-3, khán giả một phen bất ngờ khi chứng kiến những người bạn cũ học chung Trường Trung học Phan Bội Châu ở Phan Thiết, gọi chị là “mắt nai”.
Chị cười hạnh phúc, giải thích đấy chính là bút danh chị dùng khi viết bích báo cho trường. Giọng văn sắc bén nhưng bút danh thì mềm mại nên tiếng đồn về cô thủ khoa Minh Ngọc ngày ấy được thêu dệt thêm khá nhiều huyền thoại.
Minh Ngọc kể, ngày còn nhỏ, vì thời cuộc nên gia đình chị di chuyển chỗ ở liên tục, từ Bà Rịa, Long Xuyên, Phan Thiết... cho đến Pleiku, Huế... Gia đình phải bán thốc bán tháo lần lượt tất cả các thứ tài sản như bàn ghế, tủ giường... để đổi lấy cái ăn nhưng có một thứ không bao giờ bán, đó là kho sách.
Nhà văn, đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc ký tặng người hâm mộ tại buổi giao lưu chiều 6-3
Lớn lên cùng sách, ăn ngủ cùng sách nên chị có được vốn kiến thức quý báu từ sách. Cộng với vốn sống phong phú nên từ năm cuối bậc tiểu học, Minh Ngọc đã có sáng tác trên báo.
Khó có thể kéo Minh Ngọc vào sân khấu nếu chị không viết kịch bản. Chị cho biết năm học lớp 12, khi còn ở Phan Thiết, chị có viết một vở kịch mang tên Giữa đá và cỏ, đề cập đến sự hoài nghi về tư cách của người thầy. Vở kịch ấy khiến chị bị đề nghị đuổi học. “Thế là tôi quyết tâm làm cô giáo”- chị tươi cười.
Tốt nghiệp đạo diễn sân khấu năm 1980, đem khả năng viết lách của mình vào sân khấu, Minh Ngọc đã có hơn 100 kịch bản cải lương và kịch nói. Đặc biệt, chị có khả năng làm sống lại những kịch bản mà ai cũng bảo rất khó dựng. Nhiều người thắc mắc chị lấy đâu ra sức lực để làm hết chừng ấy việc, chị giải thích: “Quan trọng nhất vẫn là hạt nhân xúc cảm. Khi đã có xúc cảm, nó sẽ như đốm lửa, thúc tôi từ từ “cháy” không mệt mỏi”.
Minh Ngọc độc diễn nhiều vai tại buổi giao lưu. Ảnh: H. THÚY
Tuổi nghề dài, thành tích dài như thế nên khi đạo diễn Cường Ngô khởi động dự án chùm phim ngắn Ngọc Viễn Đông, anh đã nhờ chị chuyển 6 truyện ngắn của mình thành kịch bản phim. Trong đó, truyện ngắn Trăng khuyết mà chị sáng tác năm 16 tuổi cũng có mặt.
Cùng với Hồng Ánh, Trương Ngọc Ánh chị cũng đảm nhận một vai trong phim. Bối cảnh quay là Việt
Được cái này, mất cái khác
Có cảm giác chị vẫn không già đi so với những ngày còn đứng trên bục giảng của trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, say sưa với những bài nói về Lịch sử sân khấu VN. Ngày ấy, chị bảo, nếu như diễn xuất mang lại cho chị sự sống thì việc lên lớp, truyền thụ nghề, truyền thụ những vốn liếng mình có về sân khấu khiến chị vui và thanh thản.
Vui vì được đi ngược lịch sử, “khoe” về hát bội, kịch nói... và nhất là cải lương, tinh hoa văn hóa
Chị cười: “Không giảng dạy nữa nhưng tôi được đi khắp nơi, không chỉ đến những quốc gia văn minh mà còn đến cả những nước thuộc thế giới thứ ba. Ở đó, tôi được hiểu biết thêm nhiều nhưng hãnh diện nhất là được nghe bạn bè thế giới bảo rằng họ học hỏi được nhiều ở VN qua những câu chuyện, hình ảnh... tôi giới thiệu trong những bài nói chuyện”. Ra vậy, không chỉ truyền lửa cho những cô, cậu sinh viên, chị còn âm thầm đem ngọn lửa ấy ra khỏi biên giới...
Hình như số phận sòng phẳng đến mức khắt khe với Minh Ngọc. Được cái này, chị mất ngay cái khác. Ra nước ngoài, nói chuyện về sân khấu, về con người VN, chị được bao nhiêu chuyên gia, diễn giả nghiêng mình, ca ngợi, chia sẻ nhưng chị lại phải đối mặt với sự lạnh lùng của kiều bào.
“Ở đâu cũng vậy nhưng nhất là ở
Chị kể, có lần, một đạo diễn trẻ đến nhờ chị viết một kịch bản để dàn dựng, để in sách. Cảm thông với lớp trẻ khát khao được “nói” về đất tổ, chị bỏ sức làm. Dự án của đạo diễn trẻ ấy thất bại, chị nghe anh chàng năn nỉ: “Khi nào em in được sách, em sẽ giao cho cô hết, bù lại thù lao cho cô”... mà thương chứ chẳng buồn.
Dõi theo bước của thế hệ diễn viên trẻ trên đất khách, từ Quang Minh, Hồng Đào đến Hà Phương... ai cần hỗ trợ bất cứ điều gì về kịch bản, dàn dựng sân khấu cho đến cả việc tham gia diễn nhạc kịch bằng tiếng Anh tại Broadway, chị chưa một lần từ chối.
Động viên người trẻ, chị trung thành với lời khuyên: “Hãy làm những điều trước nay chưa ai làm và sau này, người nào làm cũng trở thành phiên bản của mình”. Phải chăng, chị đang dồn cả khát khao của mình vào thế hệ kế thừa!
Chờ sự đồng hành Đọc Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ, người đọc tìm thấy những uẩn ức, trăn trở của Minh Ngọc về nghề, về thánh đường của những người trót mang nghiệp tổ.
|
Bình luận (0)