xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vắng dần tác phẩm nghệ thuật giá trị cao

MINH NGA

Cần thiết phải có giải pháp mang tính chiến lược về con người để xây dựng những tác phẩm văn học nghệ thuật giá trị cao trong tình hình văn hóa còn nhiều bất cập như hiện nay

Sau 15 năm thực hiện, Nghị quyết Trung ương 5 đã tạo ra một khuôn mặt mới mẻ, tích cực và năng động đối với các hoạt động nghệ thuật nhưng cũng không khó nhận ra những yếu kém, bất cập đang tồn tại, cản trở tiềm năng phát triển, cơ hội tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về nội dung tư tưởng cũng như về thẩm mỹ nghệ thuật.
 
Đó là bức tranh được phác thảo qua 15 tham luận của các đại biểu tham gia hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII” tổ chức sáng 18-7 tại TP HCM.

Xu hướng thương mại hóa và ngoại lai

Thực tế cho thấy số lượng tác phẩm văn học nghệ thuật xuất hiện ngày càng nhiều nhưng không dễ tìm được những tác phẩm có giá trị cao. Không ít tác phẩm có xu hướng thương mại hóa một chiều.

PGS-TS Trần Luân Kim, Phó trưởng Ban Lý luận phê bình Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật TP HCM, nhìn nhận: “Xu hướng đề cao một chiều nhu cầu giải trí của tác phẩm nghệ thuật, trong lúc coi nhẹ các giá trị truyền thống gắn với lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng là hiện tượng lệch lạc khá phổ biến, làm thiếu hụt những tác phẩm có giá trị cao”.

Nhiều năm qua, văn hóa Việt cũng bị xâm thực bởi những cơn lốc của nhiều nền văn hóa du nhập, chủ yếu từ Âu - Mỹ và Hàn Quốc. Sự áp đảo của văn hóa nước ngoài ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nghệ thuật của nước ta. Điều đó đang báo động về một nền văn hóa thiếu định hướng, thể hiện rõ nhất là trong điện ảnh.

Bà Ngô Ngọc Ngũ Long, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Điện ảnh TP HCM, nhận xét: “Phim Hollywood đang chiếm lĩnh thị trường phim Việt Nam. Bằng chứng là năm 2011 chỉ 17 phim Việt ra rạp trong khi có đến 106 phim nước ngoài. Phim Việt hiện nay hầu hết do tư nhân sản xuất, đặt doanh thu lên hàng đầu, chỉ chú trọng vào yếu tố giải trí là chính mà bỏ quên giá trị nghệ thuật. Phim nhà nước sản xuất rơi vào tình trạng không ra được mạng lưới công cộng, không đến được với dân vì thiếu chiến lược tuyên truyền và quảng bá dù đầu tư đến hàng chục tỉ đồng”.

PGS-TS Trần Luân Kim cho rằng thời gian gần đây đã nảy sinh quan niệm phân định về tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm thương mại, thể hiện sôi động trong giới làm phim. Theo đó, dòng tác phẩm thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ, lấn áp các phim nghệ thuật vốn là dòng tác phẩm chưa tạo được sức hút khán giả. Những tác phẩm thương mại phản ánh gần gũi đời sống, những vấn đề nổi cộm nhưng lại tìm cách gây tò mò, câu khách bằng nhiều cách khác nhau. Phim truyền hình dù đã lên sóng nhiều nhưng tình trạng xuống cấp là đáng báo động vì làm ẩu, coi thường khán giả của các nhà làm phim.

Nhà văn - đạo diễn phim tài liệu Tô Hoàng bức xúc: “Phim truyện truyền hình đã và đang trở thành một vấn nạn xã hội bởi những gì tào lao, vô bổ, nhạt nhẽo, rẻ tiền được chuyển đến người xem. Những người làm phim làm nhanh, làm ẩu, chạy theo lợi nhuận đã phá bỏ hết tính chuyên nghiệp. Hơn thế, họ khôn khéo, ranh mãnh khi thổi lên khái niệm “Giờ vàng” để thu hút quảng cáo, đẩy những phim, chương trình có lợi ích về an sinh, xã hội… vào giờ khuya - khi khán giả đã đi ngủ”.

img
Theo đánh giá của một số đại biểu tại hội thảo, Mùa cỏ cháy được xem là phim có giá trị cao. (Ảnh do đoàn phim cung cấp)

Trong dòng chảy tác động của văn hóa ngoại, âm nhạc Việt cũng đang biến tướng, công chúng đang phải hứng chịu nhiều ca khúc dung tục. Các loại hình ca nhạc giao hưởng, thính phòng, truyền thống bị bỏ quên vì bị dòng nhạc đại chúng lấn áp. Chính vì nhà tài trợ chỉ ưu tiên cho dòng nhạc đại chúng nên đã làm âm nhạc Việt mất cân bằng.

Vấn đề thả nổi thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cũng đáng lo ngại. Bà Ngô Ngọc Ngũ Long băn khoăn: “Hội âm nhạc chỉ biết nhìn, nghe, nghĩ vì lực bất tòng tâm”. Ngoài ra, sân khấu, múa, nhiếp ảnh, thơ văn, kiến trúc…cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong quá trình hội nhập và phát triển. Việc làm thế nào để có số lượng tác phẩm nhiều đi đôi với chất lượng, giá trị cao về mặt tư tưởng và nghệ thuật không hề đơn giản.

Kêu gọi trách nhiệm của văn nghệ sĩ

Nghị quyết Trung ương 5 khẳng định vai trò của văn hóa trong sự phát triển đất nước với quyết tâm “giữ gìn và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng hiểu và vận đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5. Nói cách khác, quan điểm đúng đắn này nhiều khi đã biến thành khẩu hiệu của những người quản lý, lãnh đạo. Vì thế, các tham luận của đại biểu cho rằng các cơ quan Đảng và Nhà nước cần quan tâm, thấu triệt hơn nữa trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên trách về tầm quan trọng, cấp bách của mặt trận văn hóa nghệ thuật đối với đời sống hiện nay của TP.

Theo bà Ngô Ngọc Ngũ Long, cần phải có chiến lược, bắt đầu từ nhà nước, trong việc đào tạo nhân tài. Bà Phan Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội Điện ảnh TP HCM, đề xuất: “Phải đào tạo những thế hệ tiếp nối, nói cách khác là xây dựng một vườn ươm cho tài năng nảy mầm và phát triển. Ngoài ra, chúng ta phải tạo điều kiện để văn nghệ sĩ sáng tạo, cống hiến, đóng góp công sức và tài năng cho hoạt động nghệ thuật của nước nhà”.

Nhiều ý kiến đề cao vai trò của nghệ sĩ - chủ thể sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật. Bà Ngô Ngọc Ngũ Long bức xúc: “Mấy trăm tập phim đang phát sóng dường như chỉ toàn đề tài tình yêu tay ba, tương tự mô típ Hàn Quốc, không những mô phỏng mà còn sao chép nguyên xi… Những người làm nghệ thuật đang làm gì, ở đâu?”. Rõ ràng, bản thân nghệ sĩ cần ý thức sâu sắc trách nhiệm cùng thiên chức của mình, không thể làm ngơ trước những tiêu cực trong xã hội. Họ phải biết dấn thân như một người lính trên mặt trận văn hóa. Tài năng, phương pháp tư duy và sáng tác của nghệ sĩ  đóng vai trò quyết định tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.

Muốn làm được điều ấy, theo PGS-TS Trần Luân Kim, nghệ sĩ cần quan tâm đặc biệt đến đề tài và nhân vật trung tâm của tác phẩm, khai thác nét độc đáo của bản sắc dân tộc trong quá trình thể hiện bằng thủ pháp nghệ thuật hiện đại. Đồng thời, mài sắc cá tính và lấy đó làm động lực sáng tạo, coi việc sáng tạo là việc quan trọng nhất...

Tuy nhiên, có một điều hết sức quan trọng mà những tham luận trong hội thảo quên đề cập: Phần lớn hoạt động văn học nghệ thuật hiện nay do cá nhân và công ty tư nhân bỏ vốn đầu tư nên họ là người định hướng tác phẩm chứ không còn là nghệ sĩ. Vì vậy, muốn có tác phẩm giá trị cao phải bắt đầu từ tư duy của người bỏ vốn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo