Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát (Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh):
Điều kiện làm phim... không có gì!
Gần như chúng ta đang làm phim về chiến tranh cách mạng Việt
Đạo diễn Long Vân:
Kinh phí 12,5 tỉ đồng không thấm vào đâu
Kinh phí Nhà nước cấp 12,5 tỉ đồng cho bộ phim Giải phóng Sài Gòn tưởng là lớn nhưng không thấm vào đâu. Pháp làm bộ phim Điện Biên Phủ đã phải bỏ ra 28 triệu USD nên mới có được những cảnh phim quy mô và hoành tráng như thế. Nếu không có sự giúp đỡ tận tình của Bộ Quốc phòng, thì chúng tôi khó có thể làm được bộ phim Giải phóng Sài Gòn. Đạo cụ gồm cả xe tăng của ta và địch lên đến hàng chục chiếc, các loại súng và các phương tiện khí tài khác phải nhờ Bộ Quốc phòng giúp.
Đạo diễn Lê Đức Tiến (Phó Giám đốc Hãng phim Truyện Việt
Thiếu phương tiện kỹ thuật
Phim chiến tranh rất cần sử dụng kỹ xảo. Ngay bộ phim Điện Biên Phủ trên không của hãng chúng tôi đang sản xuất đã phải đưa sang Úc để làm kỹ xảo. Với những thiếu thốn về kỹ thuật, chúng ta không thể quay được những trận địa pháo phòng không, tên lửa đang chiến đấu. Muốn sử dụng kỹ xảo là phải đưa phim ra nước ngoài gia công và tốn rất nhiều tiền.
Đạo diễn Khải Hưng (Giám đốc Hãng phim Truyền hình Việt
Đạo diễn trẻ không làm nổi phim chiến tranh
Ngoài cái nghèo, chúng ta đang thiếu một đội ngũ biết làm phim chiến tranh. Muốn làm được như phim Trường chinh (Trung Quốc sản xuất, đang chiếu trên VTV3) phải có những đạo diễn lớn tuổi từng trải qua chiến tranh, hoặc có kinh nghiệm làm phim về đề tài chiến tranh. Thực tế, lớp đạo diễn trẻ hôm nay không làm nổi phim chiến tranh. Điều này cũng lý giải được phần nào nguyên nhân vì sao đến nay phim đề tài chiến tranh cách mạng của ta chưa hay, chưa hấp dẫn người xem.
Bình luận (0)