xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao phim truyền hình Việt yếu kém?

Tiểu Quyên

Chỉ ra yếu kém nhưng chưa ai đề xuất được một giải pháp căn cơ cho phim truyền hình Việt phát triển

Một cuộc tọa đàm với sự tham gia của đại diện các nhà đài, các đơn vị sản xuất cùng nhiều đạo diễn, biên kịch, diễn viên tâm huyết với phim truyền hình Việt nhằm mổ xẻ thực trạng và tìm giải pháp cho phim truyền hình Việt đã diễn ra chiều qua, 5-5, do Báo Phụ Nữ TPHCM tổ chức.
img
Cảnh trong Anh chàng vượt thời gian, bộ phim đẩy sự bức xúccủa khán giả về phim truyền hình
chất lượng kém lên cao điểm. Ảnh do Công ty Năng Động Việt cung cấp

Theo nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long, việc xã hội hóa đã làm cho chất lượng phim truyền hình ngày càng tuột dốc khi ai cũng có thể sản xuất mà không cần kinh nghiệm, chỉ cần có kinh phí. Nhà đài cũng ngày càng dễ dãi trong việc kiểm duyệt, đội ngũ làm phim ngày càng nghiệp dư, tác giả kịch bản non tay, đạo diễn thiếu trách nhiệm, diễn viên không chuyên ồ ạt xuất hiện trên màn ảnh nhỏ...

Diễn viên Khương Ngọc cho rằng thực trạng yếu kém của phim Việt từ những nguyên nhân khác: Nhiều đạo diễn tuyển diễn viên chỉ vì mối quan hệ thân thuộc chứ không phải vì thực tài của diễn viên đó.
Có ê-kíp làm phim hoàn toàn là những người “ngoại đạo”, không hiểu gì về phim truyền hình nhưng vẫn đường hoàng nắm giữ những vị trí chủ chốt trong đoàn phim. Chưa kể, kịch bản được yêu cầu kéo dài với những lời thoại lê thê, diễn viên thì ra trường quay mới đọc thoại… Bên cạnh những yếu tố chính yếu, còn có rất nhiều tiểu tiết góp phần làm phim truyền hình ngày càng yếu kém.

Diễn viên Hạnh Thúy chỉ ra những sự dễ dãi, qua loa về bối cảnh, bỏ qua những chi tiết hay, hậu kỳ cũng làm sơ sài...

Bà Nguyễn Thị Trúc Mai, Giám đốc Hãng phim M&T Pictures, cho rằng yếu tố đầu tiên quyết định chất lượng phim là kịch bản. Tuy nhiên, nguồn kịch bản hiện nay thiếu trầm trọng. 3.000 tập phim sản xuất mỗi năm là một con số khổng lồ và khi cung không đủ cầu thì không ít nhà sản xuất chấp nhận cả những kịch bản kém chất lượng để làm phim.

Chỉ ra những yếu kém thì dễ nhưng tìm được giải pháp để nâng cao chất lượng phim truyền hình không phải là điều dễ dàng. Bà Trúc Mai từng đặt vấn đề nhà đài không có cơ chế phát sóng cạnh tranh, khuyến khích sự phát triển cho phim Việt.
Nếu nói rằng phim Việt là một sản phẩm hàng hóa thì hãy để công chúng thẩm định giá trị và chất lượng được khẳng định thông qua chỉ số người xem. Nếu đơn vị sản xuất nào có những sản phẩm phim được khán giả đón nhận thì hãy tạo cơ hội cho họ được phát sóng phim trên sóng giờ vàng – thay vì bán sóng dễ dãi, tràn lan như hiện nay.
Đạo diễn Trần Ngọc Phong đề nghị các đài cần phải thẳng thắn từ chối những kịch bản dở, có như thế mới chặn được những sản phẩm phim kém chất lượng ngay từ gốc.
Đạo diễn Lê Cung Bắc cho rằng cần phải xoáy vào trách nhiệm, cái tâm của người làm nghề và ý kiến này được nhiều người đồng thuận. Tuy nhiên, liệu những ông vua trường quay có dám từ chối những kịch bản dở; các diễn viên có đủ bản lĩnh để từ chối những vai diễn nhạt hay không khi phim Việt lâu nay vốn dĩ đã bị cuốn theo cơn lốc thị trường?
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo